Ấn Độ đang đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời
Lâu nay, đa số quan điểm khoa học đều cho rằng có thể cắt bớt lượng khí thải carbon từ các nhà máy điện một cách tiết kiệm, đó là thay thế sản xuất điện từ than đốt bằng các lựa chọn xanh và sạch hơn, như năng lượng mặt trời, gió và khí gas tự nhiên. Tương lai của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo dường như đang phát triển thuận lợi.
Giá của tấm quang điện đã giảm một nửa từ năm 2008 và chi phí cho một nhà máy năng lượng Mặt trời giảm 22% trong 2010 - 2013. Ở một vài quốc gia, năng lượng Mặt trời cung cấp điện có chi phí tương đương các nhà máy than hoặc điện khí đốt thông thường.
Nếu chi phí của tấm quang điện tính toán rất dễ dàng thì tính chi phí điện khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, nó không chỉ phụ thuộc vào nhiên liệu được sử dụng, mà còn phụ thuộc chi phí xây dựng và vận hành nhà máy điện Mặt trời trong nhiều thập niên. Để tính toán, các nhà kinh tế sử dụng "chi phí được cấp bậc hóa" - giá trị của tất cả các chi phí (vốn và vận hành) của một đơn vị phát điện trên vòng đời của nó, chia cho số megawatt điện dự kiến sẽ cung cấp.
Paul Joskow của Viện Công nghệ Massachusetts đã chỉ ra, "chi phí cấp bậc hóa" đã không tính đến các chi phí gián đoạn. Năng lượng gió không được tạo ra vào những ngày lặng gió, cũng không thể tạo ra năng lượng Mặt trời vào ban đêm. Vì vậy,trong thời gian này, nhà máy phải được giữ ở chế độ chờ.
Qua đó, Charles Frank, Viện Brookings, sử dụng một phân tích chi phí-lợi ích để xếp hạng các hình thức khác nhau của năng lượng. Phân tích này cho thấy năng lượng gió và năng lượng Mặt trời đắt đỏ nhất trong nỗ lực giảm thiểu khí thải.
Các nhà máy điện nguyên tử, chạy khoảng 90% công suất, tránh thải khí carbon gần bốn lần so với một nhà máy điện gió chạy ở công suất khoảng 25%; sáu lần so với một nhà máy năng lượng Mặt trời. Nếu giả định mức giá carbon là 50 USD thì nhà máy điện năng lượng hạt nhân giảm được 400.000 USD carbon trên mỗi megawatt (MW) điện, so với chỉ 69.500 USD của nhà máy điện Mặt trời và 107.000 USD nhà máy điện gió.
Theo The Economist, ngoài những lo ngại về lượng khí thải tất nhiên, có nhiều lý do khác để lựa chọn một hình thức năng lượng, bao gồm cả những rủi ro tai nạn hạt nhân, khí thải carbon gây nên nhiều tổn thất đối với kinh tế và sức khỏe con người... Biến đổi khí hậu đã và đang gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến con người như sóng thần, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và các trận siêu bão.
Những hiện tượng thiên nhiên đó đã gây nên thiệt hại 140 tỷ USD chỉ riêng trong năm 2012. Theo bản báo cáo của NRDC đưa ra vào tháng năm, 2013, những người Mỹ nộp thuế phải chịu 100 tỷ USD vì những chi phí đó.
Tuy nhiên, tính toán này có ý nghĩa sâu sắc về chính sách. Tại thời điểm này, hầu hết các nước giàu và đang phát triển như Trung Quốc đang đầu tư lớn cho năng lượng Mặt trời và gió để giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thực tế đây lại là cách tốn kém nhất để giảm phát thải khí nhà kính.
Trong khi đó Đức và Nhật Bản phát triển các công nghệ nhà máy điện hạt nhân có giá rẻ hơn. Ý nghĩa của nghiên cứu rõ ràng: chính phủ nên nhắm mục tiêu giảm phát khí thải từ nhiều nguồn chứ không phải chỉ tập trung vào việc thúc đẩy một số loại năng lượng tái tạo.
Theo: Doanh nhân Sài Gòn