Theo EVNHCMC năm 2013, Ngân hàng thế giới (WB) đã khảo sát về chỉ số năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam, WB đã phân tích chi tiết, đánh giá cụ thể những khó khăn, thuận lợi trong quá trình giải quyết nhu cầu về điện cho khác hàng của các ban, ngành chứac năng có liên quan. Kết quả, Việt Nam xếp hạng 156/189 với tổng thời gian cấp điện lên tới 115 ngày.
Năm 2014, thứ hạng này đã được kéo giảm xuống là 135/189. Tháng 2/2014, Chính phủ đã có Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, trong đó, Chính phủ giao rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng cho các nhà đầu tư xuống còn 70 ngày (trung bình của các nước ASEAN là 50,3 ngày).
Sau đó, Bộ Công thương đã có thông tư 33 quy định rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, theo đó thời gian giải quyết các thủ tục của nhà nước giảm xuống 36 ngày làm việc với các công trình do khách hàng đầu tư (trong đó thời gian của ngành điện là 18 ngày).
Trong năm 2014, thời gian bình quân EVNHCMC thực hiện các công trình lắp đặt trạm biến áp chuyên dụng cho doanh nghiệp có cấp điện áp đến 26 KW là 11,9 ngày; thời gian của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện bình quân 14,48 ngày. Năm 2014, EVNHCMC đã xây dựng, lắp đặt 250 công trình điện với tổng công suất trạm 189 MVA, tổng chiếu dài lưới điện trung thế gần 21,65 km.
“Hiện thời gian cấp điện ở EVN HCMC đã được rút ngắn nhiều, như thời gian gắn điện kế sinh hoạt (một hoặc ba pha) tối đa là ba ngày nhưng trong trường hợp khẩn cấp chúng tôi cam kết giải quyết trong vòng 24 giờ. Nếu ở các nơi có nhu cầu cấp điện từ 22 kV trở xuống thì thời gian giải quyết tối đa là 30 ngày… Tuy nhiên, chúng tôi cảm thấy chưa đạt yêu cầu nên đề nghị các đơn vị tư vấn, thiết kế và thi công cùng chung tay rút ngắn thời gian cấp điện cho khách hàng, nhà đầu tư” - ông Lý nói.
Tổng hợp