Sự kiện

Quy hoạch điện VII: Đầu tư tư nhân năng lực còn nhiều hạn chế?

Thứ tư, 31/8/2011 | 15:39 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Các nhà đầu tư tư nhân trong nước hiện nay, năng lực còn nhiều hạn chế nên mặc dù có nhiều nhà đầu tư được xếp hạng là các doanh nghiệp lớn, nhưng khi triển khai các dự án tầm cỡ như nhiệt điện, với tổng mức đầu tư lên đến hàng tỉ USD thì cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn và chậm tiến độ.</p>
<p>&#160;</p> <p><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;">Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hoàng Quốc Vượng</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> <br /> Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII).</span> <span style="font-size: small;">Quy hoạch điện VII có 4 mục tiêu cụ thể, năm 2015 phải có được sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu ít nhất là 194 đến 210 tỉ kwh, năm 2020 khoảng 330 đến 362 kwh; ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020; giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ bình quân 2,0 hiện nay xuống còn bằng 1,5 vào năm 2015 và còn 1,0 vào năm 2020; đẩy nhanh chương trình điện khí hoá nông thôn,miền núi đảm bảo đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.</span> <span style="font-size: small;">Thứ trưởng Bộ Công Thương, Hoàng Quốc Vượng, đã có cuộc trao đổi với báo chí về quyết định này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Các mục tiêu cụ thể cho phát triển lưới điện sẽ như thế nào, thưa ông?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Quy hoạch lưới phát triển lưới điện siêu cao áp: Điện áp 500 kV là cấp điện áp truyền tải siêu cao áp chủ yếu của Việt Nam, nghiên cứu khả năng xây dựng cấp điện áp 750 kV, 1000 kV hoặc truyền tải bằng điện một chiều giai đoạn sau năm 2020, lưới điện 500 kV được sử dụng để truyền tải công suất từ Trung tâm điện lực, các nhà máy điện lớn đến các trung tâm phụ tải lớn trong từng khu vực và thực hiện nhiệm vụ trao đổi điện năng giữa các vùng, miền để bảo đảm vận hành tối ưu hệ thống điện.<br /> Quy hoạch phát triển lưới điện truyền tải 220 kV: các trạm biến áp xây dựng với quy mô từ 2 đến 3 máy biến áp, xem xét phát triển trạm có 4 máy biến áp và trạm&#160; biến áp GIS, trạm biến áp ngầm tại các thành phố lớn, các đường dây xây dựng mới tối thiểu là mạch kép, đường dây từ các nguồn điện lớn, các trạm biến áp 500/220 kV thiết kế tối thiểu mạch kép sử dụng dây dẫn phân pha.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Trong sơ đồ quy hoạch điện VII, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) chiếm bao nhiêu % tổng cơ cấu nguồn?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hầu hết các dự án dự kiến đầu tư, đặc biệt là các dự án nguồn từ nay đến năm 2020 đều đã xác định được chủ đầu tư. Trong đó có nhiều dự án do EVN làm chủ, nhưng cũng có không ít các dự án khác do các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước đầu tư như Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV), phần còn lại là các dự án BOT do các nhà đầu tư nước ngoài, một số dự án do tư nhân trong nước triển khai thực hiện. Vai trò chính vẫn thuộc về các tập đoàn kinh tế nhà nước, qua thực hiện tổng sơ đồ VI, rõ ràng với các dự án ngành khác thì chúng ta thực hiện dễ dàng hơn, còn đối với dự án ngành điện, vốn đầu tư có thể lên đến hàng tỉ USD, thì trách nhiệm và vai trò chính vẫn nằm trên vai các tập đoàn kinh tế lớn, cụ thể ở đây là EVN, TKV, PVN. Với các nhà đầu tư tư nhân trong nước hiện nay, năng lực còn nhiều hạn chế nên mặc dù có nhiều nhà đầu tư được xếp hạng là các doanh nghiệp lớn, nhưng khi triển khai các dự án tầm cỡ như nhiệt điện, với tổng mức đầu tư lên đến hàng tỉ USD thì cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn và chậm tiến độ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;">Ngành điện luôn khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia chia sẻ khó khăn về huy động vốn. Vậy ở quy hoạch VII, vấn đề tư nhân đầu tư vào ngành điện được nhìn nhận ra sao? </span></em></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Các nhà đầu tư thuỷ điện nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết nối với&#160; hệ thống điện quốc gia, dường như ở đây đang có sự phân biệt đối sử giữa thuỷ điện của EVN và bên ngoài.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Chúng ta đang khuyến khích đầu tư tư nhân vào ngành điện, cụ thể là các dự án nguồn điện như nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện chạy bằng than và khí. Hiện nay đã thực hiện được 11 dự án BOT với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó chủ yếu là nhà máy điện chạy bằng than, một số nhà máy nhiệt điện bằng khí.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Liên quan đến thuỷ điện nhỏ, với chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước, đã có rất nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia làm thuỷ điện nhỏ. Có hai lý do tại sao các nhà đầu tư trong nước lại tích cực đầu tư vào nhà máy thuỷ điện nhỏ. Thứ nhất, chúng ta đang vận dụng chính sách giá tránh được, với cơ chế này, nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận thu lại cao. Thứ hai, vốn đầu tư cho các nhà máy thuỷ điện nhỏ không quá lớn, chỉ trên dưới 10 triệu USD trở lại, phù hợp với đồng vốn của doanh nghiệp.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, qua thời gian triển khai thực hiện xây dựng các nhà máy thuỷ điện nhỏ đã nổi lên một số vấn đề, mà trong sơ đồ VII cần phải nghiên cứu giải quyết. Cụ thể, có nhiều dự án thuỷ điện nhỏ trước đây chúng ta làm, về điện năng thì cung cấp cho hệ thống không nhiều, nếu tính đầu tư cả về lưới truyền tải từ nhà máy điện đến trạm nút cho hệ thống thì xuất đầu tư cao. Có một số nhà máy thuỷ điện nhỏ khi xây dựng lên cũng gây ngập lụt và ảnh hưởng đến môi trường nhiều. Trong quá trình thực hiện tổng sơ đồ VII, Bộ Công thương sẽ rà soát lại các dự án thuỷ điện nhỏ, để làm sao vừa khai thác được tiềm năng phục vụ đất nước, đồng thời đầu tư vào thuỷ điện nhỏ phải có&#160; hiệu quả chung cho toàn hệ thống và không gây ảnh hưởng đến môi trường.</span></p> <p style="text-align: justify;"><em><span style="font-size: small;"><br /> EVN hiện nay đang nợ gần 10.000 tỉ đồng của các tập đoàn khác, để có thể thanh toán hết thì liệu có phải tăng giá điện trong thời gian tới hay không, thưa ông?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Giá điện đang áp dụng vẫn chưa đủ để EVN hoạt động có lãi, 6 tháng đầu năm EVN sản xuất kinh doanh điện đã lỗ hơn 3.000 tỉ đồng. Theo định hướng của Chính phủ, từ nay đến năm 2020 giá điện phải tiến tới chi phí biên dài hạn của hệ thống là 8 hay 9 cent. Từ nay đến đó chúng ta có 10 năm để thực hiện lộ trình tăng giá điện, tăng lúc nào thì còn phụ thuộc vào nền kinh tế, làm sao điều chỉnh hợp lý, mang lại hiệu quả chung cho toàn bộ nền kinh tế, không làm ảnh hưởng lớn đến xã hội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;">Có ý kiến cho rằng, với giá điện là 1.242 đồng/kwh thì EVN đã có lãi khoảng 18%. Xin ông cho biết ý kiến về con số này có đúng hay không?</span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tôi khẳng định thông tin này là không đúng. Với giá điện là 1.242 đồng/kwh mà lãi cao như vậy thì chắc chắn EVN đã thanh toán hết được số nợ 10.000 tỉ đồng kia rồi.<br /> <br /> <br /> </span></p> Theo: Báo Điện tử Tầm nhìn