Ảnh minh họa.
Nhiều gia đình trong mùa lạnh thường có thói quen bật bình nước nóng cả ngày để có thể tắm bất cứ lúc nào. Mặc dù các loại bình nước nóng ngày nay đều có Rơ le nhiệt tự ngắt khi nước đạt nhiệt độ yêu cầu, tuy nhiên cách làm trên lại khiến dây mayso hoạt động liên tục dẫn đến quá tải khiến nó nhanh bị hỏng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng bình nóng lạnh bị cháy nổ và rò rỉ điện.
Vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, chỉ nên bật bình nóng lạnh trong khoảng thời gian 10-20 phút trước khi tắm và phải ngắt điện trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Ảnh minh họa.
Nhiều thiết bị điện gia dụng và điện tử hiện đại đều có remote để dễ dàng điều khiển từ xa. Chính vì vậy, để tiết kiệm thời gian, nhiều người thường tắt các thiết bị này thông qua remote (chuyển sang chế độ chờ) chứ không trực tiếp tắt bằng nút nguồn ở ngay trên thiết bị. Đây là một cách làm sai lầm sẽ khiến hoá đơn tiền điện nhà bạn tăng lên một khoản không nhỏ.
Theo nhiều số liệu đo đạc, ở trong trạng thái chờ, các thiết bị vẫn tiêu thụ một lượng điện tương đối lớn đặc biệt là: ti vi, đầu video, máy vi tính,…tiêu tốn khoảng 4-10 Watt mỗi giờ. Chỉ cần cộng hết các công suất tiêu thụ điện ở chế độ chờ trong gia đình thì có thể mất vài chục Watt mỗi ngày, một con số không nhỏ.
Vì vậy để giúp tiết kiệm điện năng sử dụng trong gia đình hãy tắt hẳn các thiết bị điện khi không sử dụng.
Ảnh minh họa.
Vo gạo trong xoong nấu của nồi cơm điện là thói quen cố hữu của hầu như tất cả các gia đình Việt. Cũng chính vì thói quen sai lầm này khiến cho lớp chống dính ở xoong nhanh bị bong tróc dẫn đến cơm thuờng bị cháy, khê và dính vào xoong sau một thời gian sử dụng.
Vì vậy, bạn nên vo gạo trước ở trong rổ, rá rồi mới cho vào xoong. Khi nấu, sử dụng cả 2 tay đặt xoong gọn nhẹ vào trong nồi, xoay nửa vòng sang phải hoặc trái để rơ le chính của nồi tiếp xúc đều với đáy xoong.
Ảnh minh họa.
Việc đặt ổ điện trong nhà tắm là cần thiết để sử dụng một số thiết bị như máy sấy tóc, máy giặt... Tuy nhiên cần chú ý lắp đặt ổ điện ở trên cao và tránh xa những vùng nước dễ bắn vào như bồn rửa mặt, vòi hoa sen. Một lưu ý nữa là tuyệt nhiên không sử dụng các thiết bị điện trong nhà tắm như sấy tóc, cắm máy giặt hay sạc điện thoại trong khi tay và cơ thể còn đang ướt để phòng tránh nguy cơ tai nạn do rò rỉ điện.
Ảnh minh họa.
Ngắt điện tủ lạnh hoàn toàn vào mùa đông để tiết kiệm điện do không có nhu cầu sử dụng có thể giúp hoá đơn tiền điện của chúng ta “dễ thở” hơn rất nhiều. Tuy nhiên bạn cần biết rằng: Nếu thời gian ngừng sử dụng quá lâu, giàn nóng và giàn lạnh bên trong tủ lạnh do không được làm việc thường xuyên, không được sấy sẽ dẫn đến bị oxi hóa. Hậu quả là tủ lạnh mất khả năng làm lạnh, thủng giàn…
Vì vậy, để đảm bảo sự hoạt động bền bỉ cho tủ lạnh thì trong thời kỳ ngắt điện vào mùa Đông, cách chừng 15 -30 ngày nên cắm điện để vận hành tủ lạnh trong vài tiếng đồng hồ.