Nơi “niềm tin” cập bến
Thứ ba, 2/8/2011 | 14:21 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Đối lập với khung cảnh hoang vắng, buồn tẻ của một văn phòng làm việc đặt giữa khu phố mới thưa thớt cư dân là các gương mặt rắn rỏi nhưng không kém phần tươi vui của những bạn trẻ tuổi đôi mươi đang chăm chú dõi theo màn hình giám sát hệ thống cáp quang biển IA để tín hiệu từ tận Tây bán cầu được “cập bờ” Việt Nam một cách liên tục và thông suốt.</p>
<p> </p>
<p><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Trực vận hành hệ thống cáp quang biển IA. Ảnh: Đan Nguyễn<br />
</span></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Những tháng gần đây, đặc biệt sau sự cố đứt một hệ thống cáp biển ngày 8/3/2011 gây gián đoạn kết nối quốc tế đối với hàng triệu người dùng Internet tại Việt Nam, hệ thống cáp quang biển liên Á (IA) của EVNTelecom đã được nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và CNTT lớn trong nước lựa chọn như một giải pháp kịp thời và an toàn nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ ổn định tới các khách hàng của mình. Để hiểu thêm về lý do cho sự chọn lựa này, chúng tôi đã có một chuyến đi thực tế tới thành phố biển Vũng Tàu, nơi đặt Trạm cập bờ hệ thống cáp quang liên Á (IA) do EVNTelecom  đầu tư khai thác .</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vừa thở phào vì không dính một hạt nước nào của trận mưa chóng vánh hay xuất hiện ở Vũng Tàu những ngày cuối tháng 7, tôi chào anh “xe ôm” với lời nhắn gọi điện quay lại đón và bước xuống khu Biệt thự Du lịch Thanh Bình, cách trung tâm thành phố gần 10 km. Đón tôi tại cổng Văn phòng Trạm cáp quang biển quốc tế liên Á là một chàng trai còn rất trẻ tên Danh. Dù là đồng nghiệp cùng Công ty, nhưng đây là lần đầu tiên hai anh em gặp mặt nhau. Sau khi làm quen và dẫn tôi đi thăm quan một vòng Văn phòng, chúng tôi quay lại Phòng điều hành và bắt đầu câu chuyện về công việc của những người vận hành nơi đây. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Điều gây bất ngờ đầu tiên với tôi là khi Danh cho biết: Làm việc trực tiếp tại trạm chỉ có tất thảy 6 anh chị em với tuổi đời đều còn rất trẻ. Tuy vậy, họ lại đang gánh trên vai trách nhiệm phối hợp với đối tác quốc tế của EVNTelecom vận hành khai thác một trong các hệ thống cáp quang biển quan trọng và thuộc loại hiện đại nhất Việt Nam, với tổng chiều dài tuyến là 6.800km, kết nối Việt Nam, Singapore, Philippines, Hongkong, Nhật Bản... Vai trò quan trọng của hệ thống cáp quang biển IA không chỉ bởi cùng với các đường cáp quang biển hiện có khác làm giảm nguy cơ Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngoài khi có sự cố về cáp quang biển như vừa xảy ra đối với hệ thống AAG, mà còn là điểm kết nối quốc tế chính của toàn bộ mạng viễn thông của EVN với trên 40.000km cáp quang kết nối tới 63 tỉnh, thành và 100% huyện thị; phục vụ toàn bộ công tác thông tin điều hành sản xuất kinh doanh ngành điện cũng như là nền tảng kỹ thuật để EVNTelecom cung cấp dịch vụ cho khách hàng. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><span style="font-size: small;">Mỗi ngày làm việc của các bạn trẻ tại trạm được chia thành 2 ca từ 8h00 đến 16h00 và từ 16h00 đến 8h00 sáng hôm sau. Nếu chỉ tìm hiểu sơ qua thì dường như đó là một công việc đơn giản, lặp đi lặp lại trước màn hình máy tính. Tuy nhiên, các anh chị em tại đây cho biết: Để có thể hoàn thành nhiệm vụ, bên cạnh việc nắm vững kiến thức chuyên môn điện tử viễn thông thì kỹ năng ngoại ngữ và công nghệ thông tin phải rất thành thạo. Cùng với đó là áp lực đòi hỏi sự tập trung cao độ cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp sao cho phù hợp tác phong công nghiệp của đối tác nước ngoài. Trao đổi đến đây, tôi bất chợt nhớ tới một chi tiết nhỏ vào buổi sáng khi liên hệ trước bằng điện thoại, bạn trẻ trực tổng đài của Trạm không quên hướng dẫn tôi cần có giấy giới thiệu để vào trạm mặc dù tôi đã giới thiệu chức danh. Nhờ tinh thần làm việc trách nhiệm, nghiêm túc và chuyên nghiệp nên sau gần 3 năm chính thức đưa vào hoạt động, hệ thống cáp quang biển IA của EVNTelecom luôn được vận hành một cách ổn định, liên tục và không có bất kỳ một sự cố nào.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mải trao đổi, chúng tôi lan man sang câu chuyện cuộc sống từ lúc nào không hay. Trong 6 bạn trẻ làm việc tại trạm, chỉ có Thắng và Huế - cô gái duy nhất của đội là quê Vũng Tàu, còn Tuyền đến từ Đắc Lắc; Anh Tuấn đến từ Nam Định; Nguyễn Tuấn đến từ Huế và Danh quê Bình Dương. Do còn trẻ và điều kiện xa quê, nên hiện nay mới chỉ có Thắng đã lập gia đình, các bạn còn lại đều độc thân. Để hỗ trợ các bạn trẻ, EVNTelecom cũng đã bố trí các phòng nghỉ ngay tại Trạm với đầy đủ các vật dụng sinh hoạt cần thiết. Dù vậy, ẩn khuất trong từng câu chuyện vẫn là nỗi nhớ quê, những kỳ nghỉ phép, những suy tính tương lai của các đồng nghiệp…</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chàng trai trẻ Bình Dương bỗng phá tan bầu không khí trầm lắng bằng câu chuyện hóm hỉnh của riêng mình với cô bạn gái Vũng Tàu như là cách nhằm tính kế lâu dài. Rồi như để tôi yên tâm, Danh quả quyết khẳng định tất cả các bạn trẻ ở đây dù còn ít nhiều tâm tư nhưng đều tin tưởng và quyết tâm gắn bó với Trạm, với EVNTelecom.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tranh thủ chụp thêm một vài tấm ảnh tư liệu thì trời bắt đầu tối, tôi tạm biệt các bạn trẻ và quyết định lỡ hẹn với anh “xe ôm” để nhờ Tuyền cho quá giang ra ngoài đường lớn bắt Taxi về trung tâm thành phố. Đoạn đường tuy ngắn nhưng hai anh em cũng kịp trao đổi thêm với nhau về hoàn cảnh gia đình ở quê, về cô bạn gái của Tuyền đang ở Sài Gòn, về những dự định để làm sao cân đối được công việc và cuộc sống…Vừa đóng cửa chiếc taxi, một cơn mưa nhỏ nữa lại bất ngờ ập tới, tôi ngước nhìn trở lại phía sau chỉ thấy một vài ánh điện dù lẻ loi nhưng cũng đủ toả sáng góc trời đêm của Thành phố biển Vũng Tàu tươi đẹp.</span></p>
<p> </p>
<table width="500" cellpadding="3" border="0" align="center" style="background-color: rgb(255, 255, 153);" background-color:="">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;">
<p><span style="font-size: small;">+) Hệ thống cáp quang biển liên Á (IA) do EVNTelecom tham gia đầu tư cùng với TATA Communication - nhà đầu tư chính của Ấn Độ, có tốc độ truyền dữ liệu lên tới 3,84Tbit/giây, với tổng vốn đầu tư ban đầu là 200 triệu USD. </span></p>
<p><span style="font-size: small;">+)  Hệ thống cáp quang biển liên Á chính thức khai trương ngày 6/11/2009 và sự kiện này đã được Câu lạc bộ Nhà báo CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Press Club) bình chọn là một trong 10 các sự kiện CNTT-TT tiêu biểu nhất năm 2009. </span></p>
<p><span style="font-size: small;">+) Hiện nay, EVNTelecom đang độc quyền khai thác hệ thống cáp quang biển liên Á  vào Việt Nam với dung lượng ban đầu là 50Gbps (tương đương tổng dung lượng kết nối quốc tế của tất cả nhà cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam năm 2008). </span></p>
</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
Đan Nguyễn