Infographic: Ở nhà giãn cách với những lưu ý an toàn điện cho trẻ nhỏ. Nguồn EVN
Nhiều trẻ rất hiếu động, thích khám phá, vì vậy cha mẹ nên lưu ý đảm bảo an toàn điện cho trẻ trong gia đình.
Theo một thống kê cho thấy, tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích ngay trong chính ngôi nhà của mình chiếm đến 50%. Trong những nguyên nhân đó thì điện giật ở trẻ em là một trong những tai nạn sinh hoạt thường gặp. Vậy làm thế nào để giữ cho con được an toàn trước những thiết bị điện?
Điện giật là một tai nạn sinh hoạt có thể gặp rất phổ biến ở trẻ em do bản tính của trẻ hiếu động và hay tò mò. Mỗi năm khoa Hồi sức tích cực của bệnh viện Nhi Trung Ương đều tiếp nhận các trường hợp bị điện giật gây ngưng tim ngừng thở, rối loạn nhịp tim hoặc bỏng nặng.
Trong thời gian gần đây, đã có nhiều vụ việc thương tâm về tai nạn điện giật ở trẻ nhỏ đã xảy ra như vụ việc bé trai 5 tuổi tại Kiên Giang bị hoại tử 2 bàn tay, bỏng mặt và mắt vì trong lúc nghịch đã cắm dây kẽm vào ổ điện.
Hay nhiều vụ không may đã khiến không ít bậc phụ huynh hoang mang và lo lắng trước sự an toàn của con trẻ xung quanh các thiết bị điện tại gia đình.
Nguyên nhân sâu xa nhất từ những việc này lại chính là sự bất cẩn, chủ quan của người lớn khi không theo sát con em mình, trong khi trẻ con vốn thích khám phá những điều mới lạ.
Đúng là có rất nhiều tình huống xảy ra mà chúng ta không thể lường trước được. Vì vậy, đối với những gia đình có con nhỏ cần phải lưu ý và tuân thủ một số nguyên tắc để sau phòng tránh được những tai nạn không đáng có từ các thiết bị điện nguy hiểm.
Các bậc phụ huynh và nhà trường cần trang bị cho các bé kỹ năng về an toàn các thiết bị điện trong gia đình. Hiện nay có rất nhiều trường mầm non đã chú trọng đến việc dạy các kỹ năng này cho các bé từ độ tuổi mẫu giáo.
Bởi hầu hết ở lứa tuổi mầm non các bé không thể nhận thức hết được những mối nguy hiểm từ nguồn điện cũng như các thiết bị điện mà phần lớn vẫn phải do sự sắp xếp, quản lý và hướng dẫn từ người lớn.
Link gốc
Theo: Điện tử ngày nay