Mô hình một trung tâm điện thủy triều.
Kết luận trên được trích trong báo cáo về cơ hội Đầu tư vào Cơ sở Hạ tầng Xanh Việt Nam 2019 (GIIO) của tổ chức phi lợi nhuận Climate Bonds Initiative.
Công nghệ phạm vi thủy triều áp dụng những nguyên tắc tương tự với thủy điện để sản xuất năng lượng như: cần có đập hoặc bờ ngăn để tạo một đập nước lớn và thu được năng lượng tiềm năng từ sự chênh lệch giữa độ cao bên trong và bên ngoài khu vực hồ chứa. Nước được ép qua tuabi các công trình bên trong và phát điện.
Công nghệ phạm vi thủy triều có lợi thế tiềm năng là có thể dự đoán được và bền vững, bởi hoạt động sản xuất năng lượng thủy triều không bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết mà chỉ theo chu kỳ của mặt trăng, mặt trời và trái đất. Ngoài ra, mặc dù năng lượng thủy triều thu được từ dòng chảy triều cũng tương tự như cách thu được năng lượng từ dòng không lưu thông qua turbine gió, nhưng năng lượng thủy triều lại có công suất phát điện lớn hơn so với các turbine năng lượng gió hạng tương đương. Tuy nhiên, cần xem xét loại công nghệ này có tác động tới môi trường như thế nào.
Báo cáo cũng cho biết, công nghệ phạm vi thủy triều có thể phù hợp và khả thi tại Việt Nam. Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km với rất nhiều đảo lớn nhỏ. Nơi đây có nhiều địa điểm với địa hình thuận lợi để xây dựng nhà máy điện thủy triều, như đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Cát Bà, Hòn Dấu, Phú Quốc, Hoàng Sa, Trường Sa. Kết quả đo tốc độ của sóng thủy triều quanh các khu vực này cho thấy thủy triều lớn nhất rơi vào khoảng từ 0,74m/s tới 0,84 m/s.
“Chế độ thủy triều của Đồng bằng sông Cửu Long đặc biệt thuận lợi vì đây là chế độ thủy triều bán nhật triều, tương đối phổ biến đối với các nhà máy điện thủy triều ở châu Âu. Tuy nhiên, việc xây dựng một nhà máy điện thủy triều sử dụng công nghệ thủy triều ở Đồng bằng sông Cửu Long đòi hỏi phải cân nhắc kỹ lưỡng và kiểm tra tính khả thi cẩn thận vì sông Mê Kông nắm vai trò trọng yếu trong việc cấp nước và môi trường sinh học” - báo cáo nêu.
Link gốc