Sự kiện

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Sẽ tiến tới một mức giá điện đúng và hợp lý

Thứ ba, 8/11/2011 | 09:34 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Mặc dù Chính phủ vẫn chưa xem xét việc cho tăng giá điện theo đề xuất của tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) bình quân khoảng 10-13%, nhưng khả năng tăng giá điện trong thời gian tới là khó tránh khỏi.</p>
<p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><em><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải: Phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, ít nhất là ở khâu phát điện. Ảnh: Ngọc Thắng</span></span></em> <em><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">(VietNamnet)</span></span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Sáng 7.11, trong giờ nghỉ giải lao của Quốc hội, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trả lời phỏng vấn của Sài Gòn Tiếp Thị về vấn đề này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Thưa Phó Thủ tướng, số lỗ lũy kế của EVN đã trên 30.000 tỷ đồng. Có thông tin cho biết là EVN đề nghị tăng giá điện 7-8 lần trong vòng vài năm tới mới có thể cân bằng được tài chính. Vậy Chính phủ sẽ xem xét để EVN điều chỉnh giá điện như thế nào để vừa tháo gỡ khó khăn cho tập đoàn này, vừa không gây ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Khi các bộ đã kiểm tra, công bố công khai kết quả kiểm tra, kiểm toán giá thành (sản xuất điện) của EVN thì các bộ sẽ xem kỹ lỗ lãi thế nào, giá thành là bao nhiêu, yếu tố nào được tính vào giá thành, yếu tố nào không được tính. Cái đó đã có các quy định của nhà nước như quyết định 24/QD-TTg. Tới đây họ phải công bố.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Còn lại tăng giá bao nhiêu lần là đề xuất của doanh nghiệp dựa theo cân đối tài chính của họ, vì đầu tư cho điện còn rất lớn. Hiện nay cân đối vốn cho các nhà máy xây dựng dở là hết sức khó khăn., đe dọa tình trạng cấp điện của các năm tiếp theo.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nhưng việc cân đối, quyết định, điều chỉnh giá điện thì Thủ tướng đã quy định trong quyết định 24/QĐ-TTg rồi. Mỗi lần điều chỉnh như vậy phải có sự xem xét của các bộ, ngành liên quan. Những trường hợp đặc biệt thì Thủ tướng ra quyết định. Còn lúc nào, thời điểm nào còn phải cân nhắc, tính toán theo từng trường hợp cụ thể, chứ không phải mong muốn tăng 8 lần, 10 lần là thực hiện được ngay.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nền kinh tế còn nhiều khó khăn và Chính phủ phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời bảo đảm thực hiện các chính sách an sinh xã hội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Nhưng nếu để số lỗ lớn kéo dài ở EVN, nhiều tổ chức tài chính trong và ngoài nước sẽ không cho EVN vay vốn thì việc đầu tư, phát triển nguồn sẽ lại càng khó khăn, và cuối cùng lại đưa đến hệ quả thiếu điện, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế cũng như gây xáo trộn sinh hoạt của người dân?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cái đó rất đúng, nên hiện nay phải tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu rất mạnh trong ngành điện thời gian tới. Trong tái cơ cấu đầu tư thì phải làm mạnh để thu hút đầu tư tư nhân hơn nữa, vì tỷ lệ đầu tư bên ngoài còn thấp lắm. EVN vẫn chiếm khoảng 64% hệ thống.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tăng trưởng của ta mỗi năm đòi hỏi có thêm 4.000-4.800 MW, riêng phần nguồn điện đã cần đến 8 tỷ USD rồi. Với số tiền đó mà chỉ nhìn vào khả năng cân đối của doanh nghiệp nhà nước thì không có cách gì đủ. Thứ hai là phải tái cơ cấu doanh nghiệp.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Thủ tướng yêu cầu phải thành lập 3 tổng công ty phát điện, hiện vẫn thuộc EVN. Sau khi thị trường phát triển rồi thì cổ phần hóa để cạnh tranh, thu hút vốn. Thứ ba là phải đẩy mạnh cải cách hệ thống giá điện. Đó là những mục tiêu được đưa ra và phải làm từng bước. Nhưng nếu nền kinh tế của ta ổn định thì việc điều chỉnh tốt hơn, còn nếu khó khăn thì phải xem từng bước.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trước đây Chính phủ cho tạm ngừng cổ phần hóa doanh nghiệp thuộc EVN, đã kéo dài nhiều năm, đến nay chưa biết khi nào tiếp tục cổ phần hóa các nhà máy điện. Tại sao phải ngừng lâu như vậy trong khi EVN đang cần tiền để giải quyết khó khăn. Ngay ở những dự án đang triển khai đã cần phải cổ phần hóa ngay rồi?</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hiện nay với những dự án mới thì vẫn cho kêu gọi, cổ phần ngay từ đầu. Còn việc ngừng cổ phần hóa các công ty cũ là để sắp xếp, chờ tái cơ cấu xong vì liên quan đến thị trường điện. Còn nếu để các doanh nghiệp lẻ thực hiện cổ phần hóa thì nảy sinh vấn đề là sau này thị trường quá nhỏ, tạo ra những sự cạnh tranh không lành mạnh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Các nhà máy sau khi tách ra sẽ cạnh tranh nhau rất khó khăn vì mỗi nhà máy có đặc thù riêng: nhiệt điện, điện khí, thủy điện…Nên vừa rồi, Thủ tướng mới ra quyết định là phải nhóm lại 3 tổng công ty có qui mô tương đương nhau. Có các hình thái doanh nghiệp khác nhau, bổ sung cho nhau. Đó là bước đi đảm bảo hoạt động và thành công của thị trường. Chứ để xé lẻ quá ra thì sau này, hoạt động cạnh tranh trên thị trường không trật tự, không lành mạnh.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Quyết định có 24/TTg về cơ chế điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường có hiệu lực rồi thì lẽ ra giá điện phải điều chỉnh sớm theo quy định trong quyết định này?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Quyết định ra rồi thì chúng ta định hướng điều hành giá điện dần tiệm cận với giá thị trường, đồng thời phải hình thành thị trường điện cạnh tranh, trước tiên là ở khâu phát điện. Cái đó nhằm đảm bảo hiệu quả chung của cả hệ thống. Việc điều chỉnh đó phải có sự kiểm soát của các bộ, ngành.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Doanh nghiệp được điều chỉnh ở mức độ nhất định nhưng phải có sự kiểm tra của các bộ, ngành. Nếu bình thường, EVN được điều chỉnh rồi, nhưng năm nay chúng ta còn phải đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát nên chưa thể điều chỉnh được. Thủ tướng cũng quyết định trong tháng 11 này cũng chưa có điều chỉnh gì.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trước mắt theo quyết định 24, bộ Công thương phải công khai kết quả kiểm toán và công khai hóa giá thành của EVN để toàn bộ xã hội, khách hàng của EVN biết rằng, kết quả sản xuất, kinh doanh điện của EVN đã được kiểm toán chưa, giá thành có chuẩn hay không.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đó là việc phải cần làm trước tiên chứ nếu tăng giá điện mà người dân, khách hàng của EVN chưa được biết (kết quả kiểm toán, việc công bố chi phí, giá thành sản xuất của EVN-PV) thì mới là điều bất hợp lý.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Phó Thủ tướng cho biết rõ hơn định hướng về cải cách hệ thống giá điện mà phó Thủ tướng vừa đề cập?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hệ thống giá điện cần cải cách chính là giá điện tiệm cận thị trường và hình thành trong một thị trường điện cạnh tranh. Giá điện chúng ta muốn hướng tới là giá điện đúng và hợp lý, mà người ta chấp nhận được. Giá điện đó phải được hình thành trong một cơ chế minh bạch, kiểm soát được, có cạnh tranh. Như thế xã hội mới chấp nhận được.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tất nhiên, cũng phải có một quá trình để đạt được điều đó từ khâu phát điện cạnh tranh, thị trường bán buôn cạnh tranh rồi đến bán lẻ cạnh tranh. Toàn bộ bước đi đó, Thủ tướng phê duyệt rồi nhưng phải triển khai từng bước một để đảm bảo sự ổn định của hệ thống, đảm bảo an sinh xã hội. Còn nếu đi bằng được, quá hấp tấp thì không đạt được yêu cầu đặt ra.<br /> </span></p> Theo: Sài Gòn Tiếp thị