Sự kiện

Giảm hệ số đàn hồi: Cần chế tài cụ thể

Thứ ba, 1/11/2011 | 09:05 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Một trong những mục tiêu thường trực trong việc đảm bảo an ninh năng lượng những năm tới là phấn đấu giảm hệ số đàn hồi (tăng trưởng tiêu thụ điện/GDP) từ 2 lần hiện nay xuống 1,5 vào năm 2015 và còn 1,0 vào năm 2020.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span></p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: xx-small;">Ảnh minh họa</span></span></p> <p style="text-align: center;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Đây được coi là lối thoát quan trọng cho sự phát triển kinh tế trong điều kiện thiếu điện hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này là chuyện không đơn giản. <br /> </span></p> <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;"><br /> Chưa tận dụng hết tiềm năng</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Dựa trên mục tiêu giảm dần hệ số đàn hồi từ nay đến 2020 mà tổng sơ đồ VII đã giảm rất lớn dự báo về nhu cầu đầu tư phát triển nguồn điện cho giai đoạn sau năm 2015. Cụ thể, tổng công suất nguồn điện cần đầu tư thêm giai đoạn 2016-2025 chỉ còn 62.376 MW, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch xây dựng 121.424 MW theo tổng sơ đồ VI. Đây được coi là bước đột phá đáng kể trong việc xây dựng và quyết tâm thực hiện quy hoạch. Vấn đề là, ở các ngành, các đơn vị vẫn còn thiếu những cơ chế, chế tài cụ thể để thực hiện mục tiêu này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Khối sản xuất công nghiệp được đánh giá là tiêu thụ nhiều năng lượng nhất (khoảng 47% tổng năng lượng toàn quốc) và cũng là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng tiết kiệm năng lượng nhất. Tính riêng ngành dệt may, cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp với tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm. Một trong những rào cản lớn nhất của các DN dệt may hiện nay là phần lớn đều có có quy mô vừa và nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu dẫn đến chi phí sản xuất luôn ở mức cao, lợi nhuận thu được không nhiều. Theo ông Nguyễn Bá Vinh - Quản đốc Dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các DN vừa và nhỏ (PECSME), nếu áp dụng những phương pháp tiết kiệm năng lượng một cách đồng bộ, DN dệt may có thể tiết kiệm được khoảng 20% chi phí năng lượng cho sản xuất.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo công bố mới đây nhất của Bộ Xây dựng, nếu các công trình mới được áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế; sử dụng các vật liệu tiết kiệm năng lượng; lắp đặt và vận hành các trang thiết bị có hiệu suất năng lượng cao; có cán bộ chuyên môn quản lý năng lượng, có thể tiết kiệm 30 - 40% năng lượng tiêu thụ. Với các công trình đang hoạt động hoặc sắp cải tạo, nếu kiểm toán và triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, có thể tiết kiệm được 15 - 25% năng lượng tiêu thụ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng như vậy, khối doanh nghiệp sản xuất thép và xi măng có thể tiết kiệm năng lượng tiêu thụ 20 - 30%. Mặc dù các doanh nghiệp đều đã áp dụng nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng nhưng hiệu quả chưa được như mong muốn. Nguyên nhân là do máy móc thiết bị, công nghệ cũ, tiêu tốn điện năng quá mức. Ai cũng hiểu giải pháp quan trọng và tối ưu vẫn là phải đổi mới thiết bị công nghệ, ưu tiên sử dụng công nghệ sạch, ít tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, sự hạn chế về kinh phí là rào cản lớn nhất cản bước doanh nghiệp. Giải pháp phổ biến hiện nay ở những ngành này là chuyển thời gian làm việc sang giờ thấp điểm, nghĩa là mới tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp chưa chưa phải tiết kiệm điện cho quốc gia.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc tiết kiệm năng lượng ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gian nan hơn nhiều. Kết quả khảo sát chương trình Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2006 - 2010 cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong khối doanh nghiệp nhỏ và ở nhiều phân nhóm ngành nghề lên tới 40 - 50%. Theo đánh giá của PECSME thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới 96% tổng số doanh nghiệp hiện có nhưng sử dụng năng lượng kém hiệu quả nhất bởi hầu hết có vốn đầu tư hạn hẹp nên đều sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu. Việc khó tiếp cận với các nguồn tài chính hỗ trợ cũng là nguyên nhân cơ bản khiến các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức đến việc thay thế máy móc, đổi mới thiết bị công nghệ. Mặc dù được khuyến cáo là cần tận dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ để thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhưng do thiếu nguồn thông tin nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn khá lúng túng. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Có giải pháp nhưng thiếu chế tài</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Những giải pháp, chính sách áp dụng cho chương trình sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả đã được nhấn mạnh tại Quy hoạch điện VII là: Kết hợp giữa công nghệ mới hiện đại và hoàn thiện cải tiến công nghệ hiện có nhằm nâng cao hiệu suất tiết kiệm. Từng bước áp dụng các biện pháp khuyến khích và bắt buộc đổi mới công nghệ, thiết bị của các ngành sử dụng nhiều điện (như thép, xi măng, hóa chất). Hạn chế, tiến tới cấm nhập các thiết bị cũ, hiệu suất thấp trong sản xuất và sử dụng điện năng… </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Mặc dù mục tiêu và giải pháp khá cụ thể và chi tiết nhưng vấn đề đặt ra là chế tài thực hiện còn khá sơ sài. Thực tế, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã có hiệu lực từ đầu năm nay, song công tác tuyên truyền phổ biến Luật, cũng như chế tài áp dụng mới chỉ mang tính chất răn đe chứ chưa có biện pháp mạnh mẽ buộc các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tiêu dùng phải thực hiện. Những giải pháp áp dụng trong các nhóm ngành khác như nông nghiệp, giao thông cũng còn khá mờ nhạt. Với ngành giáo dục, chủ yếu dừng lại ở từng đợt tuyên truyền chứ chưa có giải pháp dài hơi.<br /> </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Giá điện chưa hợp lý hiện nay cũng được coi là một trong những nguyên nhân khiến việc sử dụng điện tăng cao. Ông Đặng Hoàng An, Phó TGĐ EVN cho rằng, cần gắn mục tiêu giảm hệ số đàn hồi với việc kiểm tra, giám sát việc giảm tiêu thụ điện ở các doanh nghiệp. Đặc biệt, cần thực hiện áp giá điện hợp lý để khuyến khích khách hàng sử dụng điện tiết kiệm. Nhằm giải quyết vấn đề này, trong Quy hoạch điện VII, Chính phủ đã khẳng định sẽ nâng dần giá bán lẻ điện, để đạt tới 8-9 cent/kWh vào năm 2020 với kỳ vọng việc nâng giá điện, giảm dần và tiến tới xóa bỏ bù chéo về giá, thực hiện đa dạng hóa giá bán điện theo vùng và theo đối tượng khách hàng… để tạo sức ép lên người dân và doanh nghiệp, buộc họ phải cải thiện hiệu quả sử dụng điện. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nhằm đẩy mạnh hiệu quả sử dụng điện, góp phần giảm hệ số đàn hồi để giảm sức ép đầu tư nguồn những năm tới, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo Tổng cục năng lượng và Cục Điều tiết điện lực xây dựng lại biểu giá điện hợp lý theo các tiêu chí: giá điện theo giờ cao thấp điểm; giá điện theo mùa và giá điện theo nhóm đối tượng sử dụng. Đồng thời, yêu cầu áp dụng các giải pháp quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ theo từng nhóm ngành nghề sản xuất, với những biện pháp cụ thể, hữu hiệu và chế tài xử lý mạnh mẽ hơn…</span><span style="font-size: small;"><br /> <br /> </span></p> Ngọc Loan