Tin thế giới

Sản xuất điện từ chất thải cây trồng là bã mía

Thứ ba, 11/12/2018 | 14:21 GMT+7
Quốc đảo Mauritius có rất ít tài nguyên thiên nhiên – từ trước đến giờ, người dân sống ở đây phải phụ thuộc vào xăng dầu nhập khẩu để tạo ra điện. Nay đã nghiên cứu thành công dùng bã mía để tạo thêm nguồn nhiên liệu cho điện năng.
Ảnh minh họa 

Nhưng vì lượng xăng dầu có thể nhập khẩu thì ngày càng ít đi, trong khi nhu cầu sử dụng điện lại tăng không ngừng, lãnh đạo trên đảo đang phải gấp rút chuẩn bị cho một tương lai khan hiếm năng lượng.
 
Họ đang đầu tư vào năng lượng mặt trời, gió và thủy điện, nhưng bên cạnh đó cũng thúc đẩy một loại cây trồng chính trên đảo: cây mía. Mía hiện đang tạo ra đủ sinh khối để cung cấp 14% năng lượng cho hòn đảo.
 
Mauritius, một hòn đảo nhỏ nằm ở phía Đông Madagascar, đang tạo ra sức mạnh bằng cách đốt một vật liệu gọi là “bã mía”, còn bị bỏ lại sau khi mía được chế biến.
 
Các nhà nghiên cứu trên lí thuyết đã coi bã mía là một nguyên liệu sản xuất đầy hứa hẹn. Nhưng giờ đây, Mauritius đang chứng minh rằng nó cũng có thể là một nguồn năng lượng kinh tế - ngay cả khi cuối cùng người ta nghĩ nó không còn bất kì giá trị sử dụng nào nữa.
 
Những đổi mới về năng lượng của Mauritius có thể báo trước tương lai của nhiều khu vực khác trên thế giới. Trong khi các khu vực khác đang cảm thấy sự khủng hoảng về các nguồn nhiên liệu hóa thạch, chúng dường như sắp cạn kiệt thì nguồn nhiên liệu từ bã mía rẻ tiền sẽ là một giải pháp vô cùng hữu hiệu.
 
Phó thủ tướng và bộ trưởng năng lượng của Mauriti, Ivan Collendavelloo nói với tờ Phys.org: “Mục tiêu của chính phủ là tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên 35% vào năm 2025”.
 
“35% không còn xa nữa, chúng ta sẽ tận dụng được nhiều nguồn năng lượng hơn, tiết kiệm được chi phí nhiều hơn và bảo vệ môi trường được xanh hơn”.
 
 
 
 
 
Theo: Dân Trí