Thủy điện Sơn La: Về đích với tốc độ 4 tháng/1 tổ máy
Thứ hai, 26/9/2011 | 09:27 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Thêm một tổ máy của Nhà máy Thủy điện Sơn La, tổ máy số 3, đã chính thức hòa lưới điện quốc gia. Cùng với đó, hàng tỷ kWh điện đã được sản xuất từ nhà máy này. Sau nhiều năm thi công, với không ít khó khăn, thử thách, những “trái ngọt” đầu tiên đã được thu hoạch, dòng điện từ nhà máy thủy điện lớn nhất cả nước đã góp phần đáng kể đáp ứng nhu cầu năng lượng của đất nước.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Bộ phận rotor của tổ máy số 4 thủy điện Sơn La đang gấp rút được hoàn thành. Ảnh: Khánh Tùng</span></span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> <br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Vận hành hết công suất ngay khi hòa lưới điện</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mặt hồ thủy điện Sơn La trải dài một màu xanh phẳng lặng, tạo thành một cảnh quan yên bình, tươi đẹp cho vùng đất Mường La (Sơn La). Mực nước lòng hồ đã đạt đến cao độ 215m, gần đạt mức tối đa là 228m. Chính nhờ công tác tích nước thuận lợi nên 3 tổ máy của Nhà máy thủy điện Sơn La hiện nay đều đang hoạt động hết công suất ngay sau khi hòa lưới điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hiện nay, bên ngoài nhà máy, lực lượng thi công không còn nhiều bởi các hạng mục xây dựng chính đều đã cơ bản hoàn thành, nhưng bên trong, nơi tổ hợp và lắp đặt thiết bị lại là một không khí khẩn trương, sôi động. Từng đội công nhân hàng chục người, dưới sự hướng dẫn của các cán bộ kỹ thuật, vẫn miệt mài làm việc 3 ca liên tục. Là đơn vị đảm trách tổ hợp, lắp đặt các tổ máy, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) luôn duy trì lực lượng lớn để đáp ứng yêu cầu tiến độ. Theo ông Nguyễn Thế Trinh, Phó giám đốc Công ty Lilama 10 (đơn vị thành viên của Lilama), trước khi chính thức hòa lưới điện quốc gia vào cuối tháng 8 vừa qua, việc lắp đặt, vận hành thử nghiệm tổ máy 3 đã trải qua quy trình chặt chẽ với nhiều công đoạn. “Sau khi lắp đặt xong chúng tôi tháo nước vào, cùng với đó là nghiệm thu các thiết bị phụ, tiếp theo đến giai đoạn chạy không tải, khi nào ổn định mới hòa lưới”, ông Nguyễn Thế Trinh cho biết. Đi cùng với các công đoạn đó là liên tục các đợt thí nghiệm, “thí nghiệm tích từ, kiểm tra máy biến áp, hệ thống phân phối cũng như các bộ phận trong quy trình. Chúng tôi phải bảo đảm tất cả các yếu tố đều an toàn mới được phép đóng điện. Chính vì đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt đó mà cả 3 tổ máy hiện nay đều đang vận hành rất tốt”, ông Lê Xuân Phúc, cán bộ Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La đánh giá.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
8 tháng sau khi tổ máy số 1 phát điện thành công, tổ máy số 3 đã hoàn thành, bảo đảm tiến độ cao nhất như yêu cầu được đặt ra. “Việc hoàn thành tổ máy số 1 thật sự là một bước tiến quan trọng trong quá trình thi công của chúng tôi. Thực hiện các tổ máy sau đó gặp rất nhiều thuận lợi, từ kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, công nhân được nâng lên, cho đến công tác chuẩn bị chu đáo, thiết bị, vật liệu thừa thiếu thế nào mình đều nắm được để yêu cầu bên cung cấp đáp ứng đầy đủ”, ông Nguyễn Thế Trinh chia sẻ. Sau khi phát điện thương mại, tổ máy số 3 sẽ có 30 ngày chạy thử thách trước khi được bàn giao. Đội ngũ thi công trên công trường lúc này tiếp tục dồn sức cho tổ máy số 4.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Sẽ phát điện tổ máy số 4 vào cuối năm 2011</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Cùng với thời điểm tổ máy số 3 phát điện, theo nhà thầu Lilama, tổ máy số 4 cũng đã hoàn thành được 60% công việc. Biến áp của tổ máy số 4, một trong những thiết bị siêu trường, siêu trọng đã được đưa về nhà máy. Thiết bị đầy đủ cộng với lực lượng thi công đang làm việc với cường độ cao, là cơ sở để tổ máy số 4 hướng đến những mốc thời gian quan trọng là thả rotor vào tháng 10-2011 và phát điện vào cuối năm nay.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong căn phòng cách ly dựng ngay tại công trường, nơi nhiệt độ luôn được làm lạnh ở 22 độ C, hàng chục công nhân đang cuốn các lớp cách điện bao phủ bên ngoài thanh dẫn điện. Đây là thành phần quan trọng của bộ phận stator tổ máy. “Chúng tôi làm việc trong điều kiện nhiệt độ thấp để giữ cho lớp keo của thanh dẫn điện không bị đông nhanh, lúc lắp bảo đảm độ khít giữa các thanh”, anh Hoàng Xuân Trường, phụ trách đội lắp stator của Công ty Lilama 10 cho biết. Mỗi stator cần đến hơn 1.500 thanh dẫn điện được lắp sát với nhau thành từng lớp với những yêu cầu kỹ thuật cao. Cũng theo anh Hoàng Xuân Trường, yêu cầu lớn nhất khi lắp đặt stator là phải bảo đảm độ cách điện và độ sạch, vì thế người thợ cần hết sức tỉ mỉ và cẩn thận trong từng thao tác, chủ yếu phải làm bằng tay, máy móc không thể thay thế được.  </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Công tác tổ hợp rotor cũng đang được gấp rút hoàn thành. Bắt đầu đưa lên giá để tổ hợp vào ngày 16-6 vừa qua, đến nay rotor đã xong được hơn 80%. “Đây là rotor lớn nhất của nhà máy thủy điện mà tôi từng đảm nhận, độ phức tạp còn ở chỗ yêu cầu tính chính xác cao. Tiến độ lắp đặt qua các tổ máy ngày càng nhanh hơn bởi tay nghề công nhân được nâng cao hơn rất nhiều”, anh Nguyễn Xuân Cường, Đội trưởng Đội lắp đặt rotor chia sẻ. Công việc giờ đây đã vào “guồng”, nhờ vậy thủy điện Sơn La đang hướng về đích với những bước đi vững chắc.<br />
</span></p>
Theo: Quân đội Nhân dân