Hỏi: Tôi phát hiện ra hàng xóm câu trộm điện từ dây điện bên ngoài, không rõ là câu của nhà nào. Tuy nhiên do ở sát vách nên tôi sợ nếu làm như vậy gây ra rò rỉ điện thì sẽ ảnh hưởng đến gia đình mình. Xin hỏi luật sư nếu tôi tố cáo thì tố cáo với ai, nhà hàng xóm đó có bị phạt nặng không?
Luật sư trả lời:
Về mức phạt
Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả:
Điều 3 Các hình thức xử phạt
1. Hình thức xử phạt chính
Đối với từng hành vi vi phạm, cá nhân, tổ chức hoặc Đơn vị điện lực có hành vi vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Theo điều 14 Theo Khoản 9 Nghị định 134/2013/NĐ-CP Phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức. Tùy theo số lượng kwh điện mà mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Đối với trường hợp trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên thì có thể xem xét để xử lý hình sự, nhưng sau đó có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Ngoài hình thức xử phạt chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện dùng để phạm tội và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc bồi thường toàn bộ số tiền bị thiệt hại đối với hành vi trộm cắp điện.
Về thông báo khi phát hiện hành vi
Điều 46. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng sử dụng điện
2. Khách hàng sử dụng điện có các nghĩa vụ sau đây:
đ) Thông báo kịp thời cho bên bán điện khi phát hiện những hiện tượng bất thường có thể gây mất điện, mất an toàn cho người và tài sản;
Luật Điện lực Điều 48 khoản2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với đơn vị điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
Căn cứ theo quy định trên, bạn thông báo với đơn vị điện lực hoặc ủy ban cấp xã phường để được giải quyết.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.