Năm học đầu tiên, mặc dù trường chỉ có 28 giáo viên, CNV song vẫn phải tuyển sinh đào tạo công nhân, trung cấp phát, dẫn điện, nhiệt điện. Lúc này cở sở vật chất còn khó khăn thiếu thốn, nước dùng cho ăn uống phải mua, tắm giặt dưới dòng kênh. Không có chỗ ở, học sinh phải đi ở nhờ, Do thời gian chuẩn bị ngắn, tài liệu, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập, thực hành rất hạn chế. Trong khí đó, công tác đào tạo nhân lực cho ngành điện luôn đòi hỏi gấp rút, nhà trường nhiều khi phải tổ chức dạy học cả vào ca đêm.
Bước ngoặt quan trọng là tháng 8/1996, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án cải tạo và xây dựng trường thành nơi đào tạo nguồn lực chuyên ngành điện cho khu vực 22 tỉnh, thành phố miền Nam. Sau ba năm xây dựng, cuối năm 1999 công trình trị giá nhiều chục tỉ đồng được khánh thành đưa vào sử dụng, với 20 phòng học chuẩn, khu nhà xưởng, phòng thí nghiệm, hội trường, sân bãi thực tập lưới điện, hệ thống nước. Đặc biệt, các trang thiết bị dùng trong công tác đào tạo được đầu tư mới hiện đạo, có bộ mô phỏng hệ thống dây chuyền sản xuất, truyền tải, phân phối và tiêu thụ điện năng. Xây dựng bãi thực tập lưới điện 5.000 m2, khu nhà nghỉ đủ tiện nghi 180 giường dũng cho đối tượng cán bộ đi học, đồng thời đưa ký túc xá 1.000 chỗ vào sử dungh, góp phần tạo thêm cơ sở vật chất cho nhà trường.
Thạc sĩ Nguyễn Tấn Nghiệp, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực cho biết: Ba mươi năm qua, nhà trường đã đào tạo trên 3.500 trung cấp, hơn 12.000 công nhân lành nghề, ra trường 100% họ sinh đều có việc làm ổn định trong ngành điện. Bên cạnh công tác đào tạo chính quy, trường còn là nơi bồi dưỡng, tập huấn nâng bậc cho hơn 12.000 lượt công nhân các công ty, nhà máy điện. Chỉ tính từ năm 1998 đến nay, trường đã bồi dưỡng, đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn hơn 13.000 lượt học viên là cán bộ quản lý, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ …, nhiều học sinh đã trở thành cán bộ chủ chốt ở các nhà máy, điện lực địa phương. Ngoài việc giảng dạy tại trường, nhà trường còn tổ chức lớp học trên địa bàn các địa phương như: Nhà máy Điện Phú Mỹ, Bà Rịa, Hàm Thuận, Đa Nhim, Đa Mi, điện lực Sóc Trăng, Đồng Tháo, Lâm Đồng …
Đến nay, qua nhiều lần cải tiến, bộ máy hoạt động của trường khá tinh gọn với 3 khoa, 5 phòng nghiệp vụ, quân số 145 người trong đó có 100 giáo viên. Trường hoạt động theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 từ năm 2004, đem lại hiệu quả khả quan. Hơn 80 lượt cán bộ giáo viên trường được đi tham quan, học tập ở các nước Anh, Irland, Đức, Nhật Bản, Thái Lan, Singapore … Ngoài ra, trường còn tổ chức được 34 giáo viên thỉnh giảng là các chuyên gia đầu ngành từ các trường Đại học Báck khoa, Kỹ thuật Công nghệ.
Ngoài 2 đề tài nghiên cứu cấp tập đoàn, trường còn có hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, sáng kiến phục vụ cho việc giảng dạy, quản lý cùng với hàng trăm bộ chương trình, giáo trình, tài liệu được biên soạn giảng dạy, cập nhật chỉnh lý cho phù hợp thực tế.
Trường Cao đẳng Điện lực Tp.Hồ Chí Minh vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Hai và 2 Huân chương Lao động hạng ba cung 6 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công nghiệp 9 cũ) tặng 4 Cờ thi đua xuất sắc, 28 Bằng khen cùng nhiều bằng khen của cơ quan chức năng khác…
Mục tiêu phấn đấu của nhà trường từ nay đến năm 2010 là phát triển mở rộng, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ kiến thức thực tiễn cho đội ngũ giáo viên, giữ vững và nâng cấp vị thế thương hiệu Trường Cao đẳng Điện lực Tp.Hồ Chí Minh.