Vn-Index giảm 4 phiên liên tiếp

Thứ sáu, 13/2/2009 | 15:47 GMT+7
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/02/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 274,51 điểm, giảm 1,58 điểm (tương đương giảm 0,57%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 5.595.890 đơn vị, giảm 31,37% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 98,895 tỷ đồng, giảm 37,30% so với phiên trước. Đây là phiên thứ tư liên tiếp chỉ số này giảm điểm trong tuần qua, như vậy VN-Index đã mất đi tổng cộng 7,12 điểm (tức giảm 2,53%) so cuối tuần trước.

Trong phiên sang nay, nhà đầu tư chỉ tiến hành giao dịch thỏa thuận 20.000 cổ phiếu VTB với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 290 triệu đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 5.615.890 đơn vị (giảm 33,06% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 99,181 tỷ đồng (giảm 38,98%).

Ngay từ đầu phiên, các lệnh bán lớn đã xuất hiện ở các mã bluechip như PPC, ANV, REE, SAM làm thị trường trở nên u ám, tuy nhiên lực mua cùng tăng dần trở lại vào cuối đợt 1 giúp thị trường đỡ buồn tẻ hơn.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 1,88 điểm, xuống 274,21 điểm (tương đương giảm 0,68%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 1.012.640 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 14,81 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 57 mã tăng giá, 43 mã đứng giá tham chiếu, 69 mã giảm giá và 7 mã không có giao dịch là BBT, BT6, COM, DNP, SCD, SJ1, PTC. Đáng chú ý, trong đó chỉ  có 5 mã tăng trần là ALT, BMI, DTT, PNC, VKP và có tới 19 mã giảm sàn.

Màu đỏ vẫn là màu chủ đạo trên bảng điện, nhà đầu tư vẫn thận trong với quyết định mua vào. Bước sang đợt 2, các mã PPC, REE, FPT lại có xu hướng tăng so với giá khớp lệnh phiên mở cửa, thậm chí tăng so với giá tham chiếu. Trong khi đó, một vài mã vẫn tiếp tục bị đo sàn như ANV, KDC, NKD do kết quả kinh doanh kém khả quan. Chỉ số VN-Index trong phiên mặc dù có hồi phục đôi chút so với phiên mở cửa nhưng vẫn thấp hơn giá đóng cửa của ngày hôm trước.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 1,6 điểm, xuống 274,49 điểm (tương đương giảm 0,58%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4.480.500 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 76,07 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 274,51 điểm, giảm 1,58 điểm (tương đương giảm 0,57%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 5.595.890 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 98,90 tỷ đồng.
Trong tổng số 176 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 65 mã tăng giá, 62 mã giảm giá, 46 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 18 mã giảm sàn, 5 mã tăng trần là PNC, TCM, UIC, VNE, CAD và 3 mã không có giao dịch là BT6, COM, PTC. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 22 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 7 cổ phiếu giảm giá, 3 mã đứng giá.

Cụ thể, ba mã DPM, STB và PVF cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 30.600 đồng/cổ phiếu, 15.900 đồng/cổ phiếu và 16.100 đồng/cổ phiếu

Còn lại, HPG giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,67%), còn 29.500 đồng. VPL giảm 300 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,77%), còn 38.700 đồng. FPT giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,85%), còn 46.600 đồng. VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,63%), còn 78.500 đồng. VIC giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,48%), còn 66.500 đồng. PVD giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,26%), còn 65.000 đồng. HAG giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,31%), còn 58.500 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là SAM với 509.090 đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 8,67% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 12.200 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 100 đồng (tương đương 0,83%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,05% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như SCD, DIC, VSG, FPC, VGP, DNP, SGC, BAS lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là PNC với mức tăng 4,71% lên 8.900 đồng (tăng 400 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch là 330 cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,92%, mã ANV đóng cửa chỉ còn 11.600 đồng/cổ phiếu (giảm 600 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 33 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VSC, TCT là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 1.500  đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 41.800 đồng và 83.000 đồng. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG, HAG, 22450 là 3 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 2.000  đồng/cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã tăng giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, PRUBF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,38%), đạt 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,27%), đạt 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 và MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 7.400 đồng/chứng chỉ quỹ và 3.300 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 39 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 350.640 đơn vị, bằng 6,27% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VTO được họ mua vào nhiều nhất với 89.390 đơn vị, chiếm 24,84% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như MPC (40.180 đơn vị), VFMVF1 (36.590 đơn vị), VNM (36.300 đơn vị) và PET (21.880 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là PMS (95,12%), NSC (88,05%), ACL (87,69%), TRC (84,60%) và DHA (62,44%).

Theo: ĐTCKO