Từ 1-7, chính thức vận hành Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm
Thứ sáu, 1/7/2011 | 14:22 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Ngày 1-7, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tiến hành khởi động thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm. Như vậy, thị trường phát điện cạnh tranh đã chính thức đi vào vận hành.</p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Để chuẩn bị cho ngày khởi động thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) thí điểm này, các đơn vị liên quan đã hoàn tất công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng, tập dượt các kỹ năng, thao tác trong quá trình tính toán, chào giá bán điện ra thị trường và thanh toán.   Mục tiêu lớn nhất của giai đoạn thí điểm là thử nghiệm, tập dượt và đánh giá sự biến động của chi phí khâu phát điện và doanh thu của các nhà máy. Để thị trường VCGM đảm bảo thành công, không gây biến động thị trường, công tác chuẩn bị cơ sở hạ tầng và thực hiện vận hành thí điểm đã và đang được tiến hành hết sức thận trọng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">. Công khai, minh bạch trong phát điện</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bộ Công Thương cho biết, thị trường VCGM thí điểm sẽ kéo dài từ ngày 1-7 đến hết năm 2011 và được dự kiến chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ vận hành theo thị trường ảo. Tất cả các nhà máy thuộc đối tượng tham gia VCGM đều phải tham gia chào giá. Tuy nhiên, việc chào giá, lập lịch và thanh toán chỉ thực hiện trên giấy để các đơn vị làm quen. Việc điều độ và thanh toán thực tế vẫn thực hiện theo hợp đồng. Thời gian này các nhà máy chưa bị bất kỳ ảnh hưởng nào đến chi phí phát điện; Giai đoạn 2, việc chào giá, xếp lịch và huy động sẽ bắt đầu thực hiện theo bản chào nhưng việc thanh toán vẫn thực hiện theo giá hợp đồng. Vì vậy, sẽ ảnh hưởng một phần đến chi phí phát điện và doanh thu của các nhà máy điện và giai đoạn 3 sẽ thực hiện chào giá, xếp lịch và huy động theo bản chào, việc tính toán thanh toán sẽ theo thị trường nhưng chỉ thực hiện thanh toán thực tế theo thị trường với các đơn vị có đủ điều kiện tham gia thị trường VCGM. Khi đó, các nhà máy tham gia thị trường điện sẽ chịu tác động trực tiếp đến giá điện và doanh thu.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img width="500" height="398" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/7/Ngoc-Ha---thi-truong-diens.jpg" /></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Khi bắt đầu thực hiện vận hành phát điện cạnh tranh thí điểm, trong tổng số 73 nhà máy điện có công suất lớn hơn 30MW, sẽ có 48 nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường (đến cuối năm sẽ có 55 nhà máy trực tiếp chào giá). Tổng công suất đặt của các nhà máy điện trực tiếp chào giá trên thị trường chiếm 61% công suất đặt toàn hệ thống. Các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu như Sơn La, Hòa Bình, Ialy…không tham gia chào bán trên thị trường và được vận hành trên cơ sở phối hợp tối ưu giữa các chức năng phát điện với nhiệm vụ xã hội như chống lũ, tưới tiêu…</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thực hiện Thị trường phát điện cạnh tranh là bước đầu tiên trong Lộ trình phát triển thị trường điện tại Việt Nam, hướng đến mục tiêu đưa cạnh tranh vào khâu phát điện, tạo động lực cho các nhà máy điện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự minh bạch, công bằng trong hoạt động vận hành và định giá của khâu phát điện, đồng thời tạo tín hiệu thu hút đầu tư phát triển các nguồn điện mới từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Việc chuyển đổi từ cơ chế hiện tại sang thị trường phát điện cạnh tranh cũng đáp ứng một loạt điều kiện tiên quyết, trong đó ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo cung cấp điện liên tục, chất lượng với mức giá hợp lý cho khách hàng sử dụng điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">. Phải là “sân chơi” lành mạnh</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về mặt cơ cấu tổ chức, việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ không ảnh hưởng đến cơ chế quản lý, điều hành các nhà máy điện hiện nay. Nhà nước sẽ tiếp tục nắm giữ các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Các nhà máy điện còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ được tổ chức lại thành các Tổng công ty phát điện độc lập nhằm ăng quyền chủ động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị này khi tham gia vào thị trường, đồng thời đảm bảo tính công bằng, minh bạch trên thị trường phát điện cạnh tranh. Trước mắt, các Tổng công ty phát điện này sẽ tiếp tục trực thuộc EVN.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tuy nhiên, đối với các nhà máy điện mới chưa có kinh nghiệm vận hành như của Tổng công ty Điện lực Than-Khoáng sản thì sẽ gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thị trường phát điện cạnh tranh này. Do đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là đối với thị trường điện là lĩnh vực còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, các nhà máy điện của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản được xây dựng với mục đích chủ yếu là giải quyết nguồn than xấu, khó tiêu thụ nhằm sử dụng tài nguyên khai thác một cách hiệu quả nên các nhà máy này đều có quy mô công suất nhỏ, vì vậy, sẽ khó khăn khi tham gia cạnh tranh với các nhà máy có công suất lớn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm sẽ là một cuộc tập dượt để tạo ra một “sân chơi” lành mạnh giữa các đơn vị phát điện, đồng thời, tạo tín hiệu tốt thu hút đầu tư, với một giá điệnn hợp lý, dịch vụ tốt hơn và đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>. Chưa ảnh hưởng tới người tiêu dùng</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay là tính công khai, minh bạch trên thị trường VCGM. Bởi lẽ, EVN đang quản lý trên 60% tổng công suất đặt toàn hệ thống. Toàn bộ khâu truyền tải, điều độ và phân phối đều do các đơn vị hạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập trực thuộc EVN nắm giữ.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về vấn đề này, ông Ngô Sơn Hải - Giám đốc Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0) cho biết, tất cả các thông tin vận hành, điều độ, bảng chào giá của các đơn vị đều được công khai trên trang website của trung tâm. Trước 15 giờ ngày hôm trước, A0 sẽ công bố công suất huy động, giá chào của các nhà máy và danh sách các tổ máy được huy động. Đồng thời, cảnh báo khả năng thiếu công suất có thể xảy ra nếu có sự trục trặc từ các tổ máy. Tất cả các đơn vị liên quan đều có thể truy cập. Kể  cả các hóa đơn thanh toán cũng sẽ được công khai để các đơn vị kiểm tra đối chiếu trước khi thực hiện thanh toán thực sự.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trong thị trường phát điện cạnh tranh, giá thị trường được xác định theo các bản chào giá của các đơn vị phát điện, đưa ra tín hiệu phản ánh đúng cân bằng “cung-cầu” của hệ thống điện trong từng thời điểm trong ngày, trong mùa. Mức giá thị trường được áp dụng trong thị trường giao ngay của khâu phát điện, còn biểu giá bán lẻ điện vẫn tiếp tục do Nhà nước quản lý nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế cũng như an sinh xã hội.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Với thị trường điện, do giá điện hiện nay chưa phù hợp, chưa đảm bảo tích lũy và tái sản xuất cho doanh nghiệp, chưa khuyến khích, thu hút đầu tư, trong khi công suất nguồn chưa đủ. nên EVN phải tận mua tất cả các nguồn dù giá thấp hay cao. Do đó, thời điểm trước mắt, dù giá điện giao dịch giữa các cơ sở phát điện với Công ty Mua bán điện như thế nào đi nữa thì người tiêu dùng vẫn chỉ phải trả tiền điện theo biểu giá Nhà nước quy định. Điều đó cho thấy, người tiêu dùng chưa bị ảnh hưởng từ việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bộ Công Thương cũng cho biết, về lâu dài, khi thị trường điện được phát triển lên các cấp độ cao hơn, khách hàng tiêu thụ điện sẽ có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp điện, cũng như được hưởng các lợi ích khác từ thị trường điện cạnh tranh./<br />
</span></p>
Bài: Thanh Mai; Ảnh: Ngọc Hà