Sự kiện

Mở rộng lối cho thị trường điện

Thứ năm, 23/6/2011 | 09:10 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Luật Điện lực đã quy định về nguyên tắc hoạt động, các cấp độ hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, nhưng chưa quy định rõ mô hình của từng cấp độ thị trường.</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng - Ảnh Chinhphu.vn</span></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Luật&#160; Điện lực có hiệu lực từ ngày 1/7/2005, quy định về chính sách phát triển điện lực; quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực; thị trường điện lực…. Luật Điện lực là luật chuyên ngành, ban hành trong thời điểm Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN nên khi triển khai đã có những bất cập, chưa phù hợp với sự chuyển biến của nền kinh tế hội nhập.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương xung quanh vấn đề này.&#160; </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><em><span style="font-size: small;">Đề nghị ông cho biết một số kết quả đạt được trong thực hiện Luật Điện lực? </span></em></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Sau gần 6 năm triển khai thi hành Luật Điện lực, trong lĩnh vực quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực đã đạt được một số kết quả nhất định. Bộ Công Thương đã chỉ đạo, tổ chức lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2010 có xét đến năm 2015 (Quy hoạch điện VI); đã hoàn thành việc lập và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2010-2015 có xét đến năm 2020 (Quy hoạch điện VII).</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bộ cũng tổ chức thực hiện xong việc xây dựng và đang trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng mới, tái tạo đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển năng lượng mới, tái tạo đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đối với quy hoạch phát triển điện lực địa phương, Bộ đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2006-2010 có xét đến 2015 cho 63 tỉnh, thành phố đồng thời đã phê duyệt Quy hoạch đấu nối các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ vào hệ thống điện quốc gia tại 15 tỉnh khu vực miền Bắc, 17 tỉnh khu vực miền Trung và miền Nam giai đoạn 2009-2010 có xét đến năm 2015. Đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020 cho 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; số tỉnh, thành phố còn lại đang trong giai đoạn hoàn thiện để trình Bộ phê duyệt trong năm 2011. &#160;&#160;&#160; <br /> <br /> </span></p> <table width="200" cellspacing="3" cellpadding="3" border="0" align="right"> <tbody> <tr> <td><img width="370" height="278" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/6/Xay dung luoi TT dong bo voi nguon dien.jpg" /></td> </tr> <tr> <td style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Xây dựng lưới điện đồng bộ với nguồn điện - Ảnh Chinhphu.vn</span></span></span></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Đã quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực cho các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2025. Đang hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng Trung du miền núi phía Bắc giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2025 để trình Bộ phê duyệt trong năm 2011.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đối với quy hoạch phát triển điện lực quận, huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh, chỉ có một số tỉnh, thành phố lớn có tốc độ đô thị hoá nhanh hoặc phát triển mạnh các khu cụm công nghiệp như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu…, UBND địa phương mới chỉ đạo lập đề án quy hoạch phát triển điện lực chi tiết cho các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc địa phương mình. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Xin ông nói rõ thêm những chính sách về đầu tư phát triển điện lực quan trọng được quy định trong Luật Điện lực như thế nào?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Một trong những chính sách về đầu tư phát triển điện lực quan trọng được quy định trong Luật Điện lực là thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện và tư vấn chuyên ngành điện lực. Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Sau khi Luật Điện lực có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương đã tập trung chỉ đạo thực hiện chủ trương, giải pháp thúc đẩy đa dạng hóa các hình thức tham gia đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện. Tính đến năm 2010, đã có các nhà đầu tư tư nhân, liên doanh triển khai thực hiện đầu tư các dự án nguồn điện theo hình thức nhà máy điện độc lập (IPP) và các dự án nguồn điện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT). <br /> </span></p> <table width="300" cellpadding="3" border="0" align="left" style="background-color: rgb(255, 255, 153);" background-color:=""> <tbody> <tr> <td><span style="background-color: rgb(255, 255, 153);"><span style="font-size: small;">Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ ngày 1/7/2011 sẽ đưa thị trường phát điện cạnh tranh vào vận hành thí điểm.</span></span></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Riêng đối với lưới điện 110 kV trở xuống, hầu hết do các đơn vị phân phối, bán lẻ điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư. Các đơn vị phát điện vừa và nhỏ của tư nhân và các thành phần kinh tế khác ngoài EVN hầu hết không đầu tư lưới điện 110 kV trở xuống đến công tơ bán điện như Luật Điện lực quy định.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong thời gian qua, việc lựa chọn chủ đầu tư cho các công trình nguồn điện lớn (không thuộc nhóm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh) chủ yếu là thực hiện theo hình thức chỉ định ngay trong quá trình lập và phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia. Thực tế cho thấy, mặc dù chưa tạo được sự cạnh tranh, nhưng hình thức này đã tạo điều kiện cho chủ đầu tư chủ động trong việc chuẩn bị đầu tư, thu xếp vốn, tiết kiệm được khoảng từ 1-2 năm thời gian đấu thầu lựa chọn nhà thầu.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Từ&#160; sau khi Luật Điện lực có hiệu lực, mặc dù quá trình đầu tư phát triển nguồn điện gặp rất nhiều khó khăn, không đáp ứng yêu cầu tiến độ, tính đến cuối năm 2010, tổng công suất lắp đặt của nguồn điện toàn hệ thống (kể cả điện nhập khẩu của Trung Quốc) là 21.380MW. Trong đó, nguồn thuỷ điện chiếm tỷ trọng khoảng 38% tổng công suất&#160; lắp đặt nguồn điện; nhiệt điện than chiếm tỷ trọng 18,4%; turbin khí 32,5%; nhiệt điện dầu 4,4%; diesel và thuỷ điện nhỏ khoảng 2,8%. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Điện sản xuất toàn hệ thống (kể cả điện nhập khẩu) trong giai đoạn 2005-2010 tăng trưởng trung bình 13,3%/năm; đáp ứng về cơ bản nhu cầu điện cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><em><br /> Theo ông, Luật Điện lực có những hạn chế nào cần khắc phục để đáp ứng đủ nhu cầu điện của đất nước?</em></span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><em><img width="370" height="278" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/6/TD Son La.jpg" /></em><br /> &#160;&#160;&#160; <br /> </span></p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Công trình Thủy điện Sơn La - Ảnh Chinhphu.vn</span></span><span style="font-size: small;"><br /> </span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Có thể khẳng định, Luật Điện lực là luật chuyên ngành, ban hành trong thời điểm Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường định hướng XHCN nên khi triển khai đã có những bất cập, chưa phù hợp với sự chuyển biến của nền kinh tế hội nhập. Trong khi đó, cơ chế chính sách về giá điện, đầu tư phát triển điện lực chưa thực sự khuyến khích được mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động điện lực. Đặc biệt, những quy định về giá điện chưa phù hợp với cơ cấu ngành điện hiện tại. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Luật và các văn bản hướng dẫn Luật hiện hành không quy định cụ thể cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch, đầu tư các dự án điện lực, các cơ chế thưởng - phạt về tiến độ và chất lượng đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện nên hầu hết các dự án nguồn điện bị chậm tiến độ đã gây ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện nói riêng và thiệt hại đối với kinh tế - xã hội nói chung.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Luật Điện lực cũng chưa quy định rõ ràng, cụ thể về quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng các dạng năng lượng mới, tái tạo; dự án nguồn&#160; điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo với quy mô nào thì đưa vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy mô nào thì đưa vào Quy hoạch phát triển điện lực địa phương; nhất là chưa quy định cụ thể các cơ chế, chế độ, chính sách về khuyến khích đầu tư, giá điện để thực hiện các dự án sử dụng năng lượng mới, tái tạo cho phát điện, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Qua thực tế cho thấy, do không phải cam kết, không áp dụng các chế tài xử lý như trong cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà thầu làm chủ đầu tư, nên hầu hết các chủ đầu tư không tập trung thực hiện các giải pháp quyết liệt về thu xếp vốn, về hoàn thiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, thiết kế, mua sắm, xây lắp, do vậy mà hầu hết các dự án nguồn điện bị chậm tiến độ, tổng mức đầu tư không hợp lý, có nhiều khó khăn, phức tạp trong việc kiểm soát giá trị đầu tư, chất lượng của thiết bị công nghệ, nhất là các thiết bị phụ của các tổ máy nhiệt điện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc thực hiện đầu tư lưới điện để đấu nối các nhà máy điện và trạm biến áp tiêu thụ điện vào lưới điện quốc gia cũng đang có những bất cập như các Ngân hàng không muốn cho vay vì các dự án này có hiệu quả kinh tế thấp hoặc bằng không; chưa có cơ chế đặc thù để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về đầu tư (huy động vốn, thu hồi vốn,…) cho các đơn vị quản lý, vận hành lưới điện. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nhiều dự án lưới điện có yêu cầu kỹ thuật cao so với quy định của pháp luật như đường cáp ngầm, trạm biến áp GIS... do yêu cầu về mỹ quan đô thị và yêu cầu về bảo đảm mức độ dự phòng cao trong cung cấp điện của UBND các tỉnh, thành phố. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Các ý kiến cũng nêu lên việc đấu nối lưới điện truyền tải, phân phối cần thiết phải có hợp đồng (hiện nay chỉ là thoả thuận kỹ thuật về đấu nối) để ràng buộc trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành lưới điện và của khách hàng sử dụng lưới điện trong việc đảm bảo tiến độ đầu tư xây dựng để đấu nối.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đáng chú ý, sau khi Luật Điện lực có hiệu lực, thị trường điện lực ở Việt Nam chủ yếu vẫn là độc quyền nhà nước, giá điện chưa được mở ra theo cơ chế thị trường, nguồn điện thường xuyên thiếu hụt so với nhu cầu tiêu thụ. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cụ thể, Luật đã quy định về nguyên tắc hoạt động, các cấp độ hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, nhưng chưa quy định rõ mô hình của từng cấp độ thị trường. Luật cũng chưa quy định rõ chức năng, nhiệm vụ giám sát vận hành thị trường điện và chưa giao cho cơ quan nào thực hiện. Thời gian qua mới thực hiện thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh trong nội bộ EVN trong điều kiện thiếu điện, do vậy việc chào giá, định giá mới mang tính chất tập dượt, chưa mang tính hiệu quả kinh tế tài chính. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ngày 20/6, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tổng kết thi hành Luật Điện lực khu vực phía Bắc. Dự kiến, ngày 22 và 24/6 , Hội nghị sẽ tiếp tục được tổ chức tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh nhằm đánh giá toàn diện những kết quả đạt được trong thời gian qua và kiến nghị những nội dung cần sửa đổi, bổ sung Luật cho phù hợp với tình hình mới.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bên cạnh đó, chính sách giá điện chưa thể hiện được cơ chế thị trường, vẫn thể hiện sự&#160; bù chéo giữa các nhóm đối tượng khách hàng sử dụng điện và giữa các vùng; chưa đảm bảo cho đơn vị điện lực thu hồi vốn đầu tư, các chi phí sản xuất kinh doanh và có lợi nhuận hợp lý để phát triển bền vững.<br /> Ngoài ra, do chưa có sự phân định rõ ràng chức năng quản lý nhà nước và chức năng điều tiết điện lực, nhất là chưa tạo lập được&#160; địa vị pháp lý rõ ràng, nên hoạt động của cơ quan điều tiết điện lực ở nước ta, cụ thể là Cục Điều tiết điện lực đã có những khó khăn, vướng mắc, nhất là khi thị trường điện lực cạnh tranh đi vào hoạt động. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <em>Vậy khắc phục những hạn đó đó như thế nào?</em></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trên thực tế triển khai, không thể phủ nhận những kết quả có được từ khi có Luật Điện lực nhưng để sản xuất kinh doanh điện chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, có một thị trường điện mang tính minh bạch và cạnh tranh nhất thiết phải sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực cho phù hợp với tình hình mới.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đơn cử, Bộ Công Thương đề nghị bổ sung một Chương hoặc một điều về khai thác và sử dụng năng lượng mới, tái tạo để phát điện; sửa đổi Điều 9 theo hướng giao cho Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện nhiệm vụ bổ sung, điều chỉnh các dự án nguồn điện không thuộc nhóm các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và toàn bộ các dự án lưới điện phát sinh, không có trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.&#160;&#160;&#160; </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về&#160; việc hình thành và phát triển thị trường điện lực cạnh tranh, Chương IV của Luật Điện lực cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng quy định các điều kiện, tiêu chí, nguyên tắc tổ chức có liên quan đến ranh giới, phạm vi quản lý khai thác tài sản, đầu tư, hạch toán kinh tế, quản lý vận hành và cơ chế hoạt động đối với từng khâu phát điện, truyền tải điện, mua - bán buôn điện, phân phối - bán lẻ điện phù hợp với các cấp độ thị trường điện lực cạnh tranh. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bên cạnh đó, áp dụng giá điện khác nhau đối với các địa bàn, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau; Quy định rõ cơ chế ưu đãi, hỗ trợ, bù đắp chênh lệch giá điện cho các nhà máy điện sử dụng năng lượng mới, tái tạo. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bên cạnh đó, bổ sung chức năng giám sát vận hành thị trường điện và bắt buộc tuân thủ cho cơ quan điều tiết điện lực. Trong đó khẳng định Cơ quan điều tiết điện lực có trách nhiệm ban hành hoặc phê duyệt các loại giá, phí trong hoạt động điện lực (gồm giá truyền tải điện, giá phân phối điện, giá mua bán điện đầu vào của công ty phân phối điện, giá bán buôn điện, các loại giá và phí khác có liên quan, phê duyệt hợp đồng mua bán điện). </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><em><br /> Trân trọng cám ơn Thứ trưởng! </em><br /> </span></p> Theo: Báo Điện tử Chính Phủ