Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Bộ Giáo dục và Đào tạo Tạ Đức Thịnh thay mặt Ban soạn thảo báo cáo tóm tắt Đề án. Theo Đề án, 7 đơn vị được tham gia đào tạo nguồn nhân lực KH&CN hạt nhân bao gồm: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh), Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Đà Lạt, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, Viện Vật lý (Viện KH&CN Việt Nam), với tổng kinh phí thực hiện Đề án dự kiến khoảng 2.000 tỷ đồng…
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Lê Đình Tiến cho rằng, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực KH&CN hạt nhân là rất quan trọng, cần được tiến hành càng sớm càng tốt và phấn đấu đến năm 2020 phải đào tạo đủ nguồn nhân lực KH&CN phục vụ cho nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam. Việc đào tạo nguồn nhân lực KH&CN hạt nhân cần phải bám sát thực tế, có lộ trình cụ thể cho từng giai đoạn… Thứ trưởng cũng lưu ý Ban soạn thảo cần tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu tại buổi làm việc cũng như xin thêm ý kiến của các bộ/ngành liên quan để hoàn chỉnh Đề án trước khi trình Chính phủ phê duyệt.
Theo Tchí Hoạt động KH-Bộ KH&CN