Biến năng lượng Mặt Trời thành nhiên liệu lỏng

Thứ bảy, 16/2/2019 | 16:16 GMT+7
Các nhà khoa học Mỹ giới thiệu phương pháp sử dụng một loại vi khuẩn để biến đổi năng lượng Mặt Trời thành nhiên liệu lỏng.
 
Năng lượng Mặt Trời thành nhiên liệu lỏng nhờ một loại vi khuẩn. (Ảnh minh họa: Fotolia).
 
Các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard dùng chất xúc tác để tách ánh sáng Mặt Trời thành hydro và oxy. Sau khi hệ thống "lá cây nhân tạo" này sinh ra oxy và hyro, họ sử dụng vi khuẩn Ralstonia eutropha để chuyển hóa và kết hợp carbon dioxide, hydro thành dạng nhiên liệu lỏng gọi là isopropanol.
 
Isopropanol chủ yếu được sử dụng làm dung môi và ứng dụng trong ngành công nghiệp dược phẩm. Nó cũng có thể làm nhiên liệu lỏng cho các phương tiện vận chuyển.
 
"Đây là bằng chứng cho thấy chúng ta có thể thu hoạch năng lượng Mặt Trời và lưu trữ chúng dưới dạng nhiên liệu lỏng", Science Daily dẫn lời Pamela Silver, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay. Họ hy vọng có thể tăng hiệu suất chuyển đổi của hệ thống này từ 1% lên 5% trong thời gian tới.
 
Theo Time, hiện các nhà khoa học chuyển đổi năng lượng Mặt Trời thành hydro bằng cách sử dụng tế bào quang điện. Năng lượng có thể được lưu trữ trong tế bào nhiên liệu (hay còn gọi là pin nhiên liệu) và phục vụ cho các mục đích trong tương lai.
 
Năng lượng mặt trời là gì?
 
Năng lượng mặt trời là năng lượng đến từ mặt trời. Mỗi ngày mặt trời tỏa ra một lượng năng lượng khổng lồ. Mặt trời tỏa ra nhiều năng lượng hơn một giây so với tất cả năng lượng mà loài người sử dụng từ thuở sơ khai.
 
Năng lượng mặt trời, bức xạ ánh sáng và nhiệt từ Mặt trời, đã được khai thác bởi con người từ thời cổ đại bằng cách sử dụng một loạt các công nghệ phát triển hơn bao giờ hết. Bức xạ mặt trời, cùng với tài nguyên thứ cấp của năng lượng mặt trời như sức gió và sức sóng, sức nước và sinh khối, làm thành hầu hết năng lượng tái tạo có sẵn trên Trái Đất. Chỉ có một phần rất nhỏ của năng lượng mặt trời có sẵn được sử dụng.
Theo: Khoa học