Sự phát triển của các nhà máy điện hạt nhân đang diễn ra mạnh mẽ nhất ở Châu Á.
Ấn Độ có ít hơn 3% nguồn điện từ hạt nhân nhưng nước này, cùng với Trung Quốc và Nga, là một trong những nước dẫn đầu trong việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới với 6 trong số 35 lò phản ứng trên thế giới đang được xây dựng. Tuy vậy, kế hoạch tương lai của Ấn Độ còn ấn tượng hơn nhiều: tăng 8 lần tới năm 2022 đạt 10% nguồn cung điện và tăng khoảng 70 lần vào năm 2052 để cung cấp 26% nguồn điện. Con số tăng 70 lần chắc chắn là ấn tượng đó cũng chỉ là kết quả của tốc độ tăng trưởng trung bình 9,5% một năm, thấp hơn một chút so với tăng trưởng hạt nhân toàn cầu trung bình từ năm 1970 đến năm 2002, vì vậy điều này cũng không phải là chưa có tiền lệ.
Giống như Ấn Độ, Trung Quốc đối mặt với sự tăng trưởng nhanh trong nhu cầu năng lượng và đang cố gắng gia tăng năng lực sản xuất sử dụng tất cả các nguồn năng lượng có thể, gồm cả điện hạt nhân. Trung Quốc có sáu lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng và dự kiến việc mở rộng gấp 5 lần đến năm 2020.
Tuy nhiên, dù nhu cầu năng lượng của đất nước này đang tăng trưởng rất nhanh, thì nó cũng chỉ chiếm khoảng 4% lượng điện tạo ra khi đó. Vì vậy, trong tương lai, Trung Quốc sẽ là một nhà cung cấp công nghệ và dịch vụ tiềm năng, đặc biệt là tại châu Á.
Nằm dọc trên biển, Nhật Bản, một quốc gia có tới 55 lò phản ứng hạt nhân, một lò đang được xây dựng và dự định tăng tỷ trọng cung cấp điện hạt nhân từ 30% năm 2006 lên tới hơn 40% trước năm 2020.
Một quốc gia châu Á khác với những cam kết đáng kể về công nghệ hạt nhân là Hàn Quốc với hơn 20 lò phản ứng đang hoạt động và 3 lò đang được xây dựng. Điện hạt nhân đã cung cấp gần 40% lượng điện cho Hàn Quốc.
Những năm gần đây, Châu Á được biết đến với nhiều nền kinh tế mới nổi, năng lượng hạt nhân đang hấp dẫn hơn tại những nơi có nhu cầu năng lượng tăng.
PV