Điều chỉnh giá bán điện năm 2011 : Hướng tới mục tiêu lợi ích dài hạn
Thứ hai, 18/4/2011 | 16:47 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Ngày 1/3/2011, Chính phủ đã có quyết định điều chỉnh giá bán điện. Mức điều chỉnh này được tính toán trên cơ sở bù đắp chi phí đầu vào của sản xuất điện cũng như đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến đời sống người dân và phù hợp với lộ trình thị trường hóa mua, bán điện, đồng thời tăng cường thu hút đầu tư từ bên ngoài EVN. Xin giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia xung quanh vấn đề điều chỉnh giá điện lần này.</p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Thứ trưởng Bộ Công Thương - Hoàng Quốc Vượng:</span></strong><span style="font-size: small;"> </span><strong><em><span style="font-size: small;">Cần thiết phải điều chỉnh giá bán điện</span></em></strong></p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Có 4 lý do chính cho thấy sự cần thiết phải điều chỉnh giá bán điện. Thứ nhất, giá bán điện của Việt Nam đang thấp một cách không hợp lý. Giá bán điện hiện tại chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố chi phí đầu vào của sản xuất điện. Nhiều năm liền chúng ta kiềm chế giá bán điện khiến tình hình tài chính của EVN rất khó khăn. Thứ hai, việc tăng giá bán điện là theo lộ trình đưa giá điện tiến tới mức hợp lý để nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đầu tư vào các dự án điện. Hy vọng trong tương lai gần sẽ có đủ nguồn điện cung cấp cho nhu cầu sử dụng điện ngày càng  tăng của xã hội. Thứ ba, giá bán điện quá thấp, khiến nhiều doanh nghiệp không quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, thậm chí đưa công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng, gây ô nhiễm môi trường vào Việt Nam. Cuối cùng, là nhằm thực hiện mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Điều chỉnh giá bán điện sẽ giúp nâng cao ý thức sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả hơn từ người dân đến các doanh nghiệp.</span></p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><img hspace="5" vspace="5" align="right" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/4/O.Thang.JPG" alt="" /><strong>Vụ trưởng Vụ Năng lượng (Bộ Công Thương) - Phạm Mạnh Thắng: </strong></span><em><strong><span style="font-size: small;">Điều chỉnh giá điện - Cung ứng điện tốt hơn</span></strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Giá bán điện năm 2010 của Việt Nam theo tỷ giá đầu năm 2010 là 5,3 cent/kWh. Nhưng theo tỷ giá hiện nay thì chỉ còn hơn 4 cent/kWh. Từ đầu năm 2010, giá bán điện của Việt Nam đã là thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Hiện giá bán điện của Lào cũng đã ở mức 5,8 cent/kWh, trong khi các nguồn điện của Lào đều là thủy điện, giá thành rất rẻ. Còn Việt Nam, thủy điện chỉ còn chiếm trên 30%, các nguồn còn lại phải chạy bằng dầu, khí, than, giá rất đắt. Như vậy, giá điện của ta thấp hơn cả Lào là chưa hợp lý, không phản ánh đúng chi phí cho sản xuất điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Nếu giá bán điện thấp sẽ không thu hút được các nhà  đầu tư, hệ quả sẽ dẫn đến thiếu điện, chất lượng cung ứng điện thấp. Một khi giá bán điện đủ để hấp dẫn nhà đầu tư, chắc chắn tình hình cung ứng điện sẽ khá hơn.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Đã đến lúc phải nhìn nhận giá bán điện như giá bán các loại hàng hóa khác. Lâu nay, EVN được Nhà nước giao trách nhiệm bình ổn, điều tiết thị trường và trợ giúp cho nền kinh tế, phải chịu tỷ suất lợi nhuận bằng 0%. Mức tăng 165 đồng/kWh của năm 2011 vẫn chưa đủ để thay đổi tỷ suất lợi nhuận của EVN.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><img hspace="5" vspace="5" align="left" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/4/O.Khiem.JPG" alt="" /> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, Thành viên  Hội đồng Tư vấn Chính sách tài chính tiền tệ quốc gia:</span></strong><span style="font-size: small;"> </span><em><strong><span style="font-size: small;">Vì lợi ích lâu dài</span></strong></em></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Có một thực tế là chúng ta đang thiếu điện. Thiếu điện làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh, đời sống. Nhưng tại sao lại thiếu? Câu trả lời là chúng ta không đủ vốn để hoàn thành các quy hoạch điện. Tại sao lại không đủ vốn? Bởi vì không có đầu tư. Không có ai đầu tư vào là do giá bán điện của chúng ta thấp. Vì giá bán điện thấp nên không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào ngành Điện, vì không có lãi. Do vậy, muốn thu hút đầu tư vào ngành Điện thì phải tăng giá bán điện. Nếu không tăng mà cứ kìm giá mãi như những năm qua thì sẽ tạo nên vòng luẩn quẩn. Vì thế, cần tìm ra vấn đề cốt lõi nhằm điều chỉnh giá bán điện hợp lý để được cái lớn hơn, dài hạn hơn về sau này. Cái dài hạn này đó là người dân và doanh nghiệp sẽ đủ điện cho đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><img hspace="5" vspace="5" align="right" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/4/O.Thanh.JPG" alt="" /></span><strong><span style="font-size: small;">Chuyên gia tài chính kinh tế cao cấp Bùi Kiến Thành: </span><em><span style="font-size: small;">G</span><span style="font-size: small;">iá bán điện cần phải theo cơ chế thị trường</span></em></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nếu không giải quyết được vấn đề giá bán điện theo cơ chế thị trường thì từ nay đến năm 2025 chúng ta vẫn thiếu điện. Muốn đủ điện thì phải xây mới các  nhà máy điện. Điều hiển nhiên muốn xây mới nhà máy thì phải có chính sách giá phù hợp để tạo lợi nhuận, từ đó mới thu hút được các nhà đầu tư.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Nếu giá bán điện được điều chỉnh hợp lý, sẽ tạo ra nhiều nguồn điện mới, đủ cung cấp cho phát triển kinh tế - xã hội thì lợi ích còn lớn hơn nhiều so với định giá bán thấp mà thiếu điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Thiếu điện sẽ ảnh hưởng lớn đến các ngành sản xuất. Do vậy, phải giải bài toán làm sao cho ngành Điện có doanh thu và lợi nhuận đủ để hoạt động và phát triển bền vững.</span> </p>
Theo: Tạp chí điện lực số 3/2011