Sự kiện

Mùa khô ở Yaly

Thứ tư, 13/4/2011 | 13:45 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Trên suốt chặng đường dài với giám đốc Tạ Văn Luận, câu chuyện dù lan man đến đâu cũng lại quay về đề tài thiếu điện. Tôi hiểu thêm về công việc, cuộc sống và nỗi lòng của thợ thủy điện. Không chỉ làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, họ còn phải đối phó với những tai họa do thiên nhiên và do chính con người tạo ra, đó là hạn hán, lũ lụt, cháy rừng,</p>
<p>&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Trăn trở mùa thiếu nước</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong đợt khảo sát mực nước các lòng hồ Tây Nguyên đầu tháng 3 vừa qua, mặc dù rất bận nhưng giám đốc công ty Thủy điện Yaly Tạ Văn Luận vẫn dành hẳn 1 ngày đích thân dẫn chúng tôi đi từ Thủy điện Yaly đến Pleikrong và Sesan3 là 3 nhà máy thuộc quyền quản lý của công ty. Ngồi ô tô “lượn” mấy trăm cây số vượt dốc đèo Tây Nguyên qua 3 nhà máy quả là thử thách với những người dễ bị say xe. “Vất vả một chút nhưng các nhà báo sẽ được tận mắt nhìn cảnh rừng bị tàn phá và sẽ hiểu vì sao thủy điện ngày càng khó khăn”- giám đốc Luận nói. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Chuyến đi thật thú vị vì những bài thơ tình, những câu chuyện tiếu lâm, những câu châm ngôn về triết lý cuộc sống gia đinh của ông trên suốt chuyến đi. Và dù câu chuyện có lan man đến đâu thì cuối cùng cũng lại quay về vấn đề: hạn hán, lũ lụt, cháy rừng, thiếu điện. Chúng tôi có thêm cơ hội để hiểu hơn về cuộc sống của dân thủy điện, phong tục người Tây Nguyên, về sự tích cây Kơnia - loại cây có ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số. Ông cho biết, bà con Tây Nguyên coi cây Kơnia là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất nên không bao giờ đụng chạm, chặt phá chúng. Mặt khác do cây kơnia gỗ rất cứng, khi đã khô thì rất khó cưa xẻ nhưng lại dễ mối mọt nên cánh lâm tặc ít quan tâm. Chúng tôi đùa, nếu rừng toàn cây kơnia thì dễ phát triển bền vững hơn, giám đốc Luận cười buồn: tiếc là cây kơnia toàn mọc đơn độc thôi. Chỉ cho chúng tôi những vạt rừng trơ trụi, những con suối cạn khô, chúng tôi hiểu sự trăn trở của giám đốc Luận không phải là sự vất vả trong công việc mà là nỗi lo cháy ruột vì lũ không về, nỗi xót xa tột độ khi các khu rừng bị chặt phá ngày càng nhiều khiến cho rừng không giữ được nước. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Ông cho biết, mùa khô Tây Nguyên nắng như đổ lửa, nắng nhuộm màu cây cỏ, hút khô sông suối. Đây cũng là mùa đồng bào Tây Nguyên phát rừng, đốt rẫy làm nương. Chỉ một sự bất cẩn của người dân khi đốt nương là có thể làm cháy trụi cả khu rừng. Hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến sinh thái, gây lũ lụt mà còn có thể ảnh hưởng tới cả các đường dây điện, gây hậu quả khôn lường. Vì vậy, các nhà máy thủy điện phải cử người đến các buôn làng giải thích vận động bà con hiểu được vai trò của việc giữ rừng để giữ nước cho sản xuất điện. Các anh phải tới các buổi họp làng, lên tận nương rẫy để tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, những quy định về công tác PCCC, hướng dẫn bà con thu gom, phát quang, tạo vành đai chống cháy lan, cách đốt ngược hướng gió. Vận động bà con không làm nhà, xây dựng công trình trong phạm vi hành lang lưới điện 500 kV, hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện. Ông Luận than thở: muốn nói gì thì nói, đầu vào của các nhà máy thủy điện hiện nay vẫn “trăm sự nhờ trời”, trong khi vẫn phải vừa chống lũ, chống hạn vừa đảm bảo sản lượng điện. Ông Luận chỉ cho chúng tôi xem các cửa xả của thủy điện Yaly cỏ mọc lút đầu người vì cuối năm 2010, lượng nước mưa đổ vào lưu vực sông Sê San chỉ bằng 47% năm 2009, nước hồ lúc nào cũng cạn, lấy đâu nước xả, trong khi năm 2009 thì các nhà máy đánh vật với lũ. Nếu 6 tháng mùa khô những năm trước, công ty sản xuất được 1,7-1,8 tỷ kWh thì mùa khô năm nay khó đạt 1 tỷ KWh. Đúng là sự thử thách của ông trời với các nhà máy thủy điện. </span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img style="width: 478px; height: 319px;" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/4/tho_van_hanh.jpg" alt="" /><br /> </span></span></p> <p style="text-align: center;">&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Phòng Vận hành - NMTĐ&#160;Ialy</span></span>. <span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Ảnh Ngọc Loan</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Nhọc nhằn thợ thủy điện mùa khô</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tại phòng trực vận hành của nhà máy thủy điện Yaly, các kỹ sư vận hành đang chăm chú theo dõi mọi biến đổi trên màn hình các thông số về công suất, điện áp, tần số… Tôi đùa: thợ điện sướng thật, suốt ngày ngồi phòng lạnh, nghe điện thoại, ghi chép, thảo nào trông ai cũng thư sinh trắng trẻo. Giám đốc Luận đỡ lời: Cớm nắng đấy, căng thẳng mệt mỏi lắm. Họ phải theo dõi phát hiện từ những sự cố nhỏ nhất của các tổ máy, phân tích tình huống, phán đoán nhanh để trong vài phút là phải đưa ra ngay phương án xử lý chính xác. Chỉ một sự cố nhỏ không phát hiện kịp thời, một phương án xử lý sai lầm cũng có thể gây tai họa lớn cho toàn hệ thống điện quốc gia. Vì vậy, kỹ sư điều hành không chỉ cần kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao mà còn phải có bản lĩnh. Vào mùa mưa nước nhiều, máy hoạt động theo chế độ tự động, thợ chỉ việc trực sự cố nên đỡ vất vả. Còn mùa khô, nước thiếu, nhất là khi mấp mé mực nước chết thì thợ vận hành phải nghe ngóng theo dõi rất căng thẳng. Nếu để máy vận hành dưới mực nước chết thì rất có nguy cơ phá hủy cả tổ máy.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cũng như thợ vận hành, mùa lũ máy cứ chạy đều thì thợ sửa chữa chỉ phải trực sự cố bất thường, còn mùa khô nước ít mới thực sự vất vả vì đây là thời gian các tổ máy lần lượt được sửa chữa bão dưỡng định kỳ để chuẩn bị cho các tổ máy vận hành liên tục 24/24h trong mùa xả lũ. Chúng tôi đến nhà máy thủy điện Sesan 3 đã gần giờ nghỉ trưa, tại tổ máy số 2, nhóm thợ sửa chữa vẫn đang hì hục “giải phẫu” từng chi tiết máy. Cách đó không xa, các kỹ sư điện đang lần mò từng chi tiết để kiểm tra phối hợp thực hiện công tác đại tu, trung tu các tổ máy. Công tác sửa chữa, đại tu, bảo dưỡng thiết bị giống như việc chăm sóc sức khỏe định kỳ cho con người nên mỗi kỹ sư sửa chữa phải như một bác sỹ riêng của máy. Mỗi tổ máy có hàng ngàn chi tiết, nếu không phát hiện kịp thời những biến đổi dù nhỏ nhất thì sự cố sẽ không lường trước được. Theo ông Luận, hiệu quả phát điện hàng năm phụ thuộc tới 80% vào công tác chuẩn bị bởi vì nếu chỉ ngừng 1 tổ máy trong mùa lũ là bị thất thu rất nhiều. Khó nhất của việc trực sự cố là phải phát hiện nguyên nhân và khắc phục thật nhanh để không ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ máy. Nguy hiểm nhất với thợ sửa chữa là làm việc trong tổ máy trơn đầy dầu mỡ, vừa dễ tai nạn vừa dễ gây cháy nổ. Vì vậy, nhiệm vụ của thợ sửa chữa không chỉ giữ an toàn cho máy mà còn phải đảm bảo an toàn cháy nổ. Để rút ngắn được tiến độ, nâng cao chất lượng bảo dưỡng, thợ vận hành và thợ sửa chữa phải phối hợp ăn ý với nhau. Thợ vận hành phải có kinh nghiệm theo dõi ghi chép thống kê những sự cố xảy ra trong năm với từng thiết bị để thợ sửa chữa xây dựng kế hoạch bảo dưỡng cụ thể và hợp lý. Được biết, nhờ sự phối hợp đoàn kết của các bộ phận mà các tổ máy ở đây luôn đảm bảo an toàn, ổn định khi hoạt động. Chỉ tiêu về suất sự cố EVN giao cho Nhà máy Thủy điện Yaly là 0,5 nhưng nhà máy đạt tới 0,1. Hệ số điện tự dùng được giao 0,9%, nhà máy chỉ sử dụng 0,55%. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Tiềm năng Sê San</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trên đường về, chúng tôi được ngồi canô thả hồn trên dòng Sê San mát rượi và thơ mộng. Dòng sông đẹp như một dải lụa trắng bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum lượn qua đồi núi chập chùng của hai tỉnh Kon Tum và Gia Lai để rồi chảy qua biên giới Campuchia. Nghe nói dòng sông này dài tới 270 km, nổi tiếng hung dữ vào mùa lũ nhưng dưới bàn tay trị thủy của con người, dòng Sê San trở nên ngoan ngoãn, hiền hòa thân thiện, nhất là vào mùa khô. Thiên nhiên đã ban tặng nơi đây rất nhiều loài cá, trong đó có loài cá Lăng, cá Anh Vũ nổi tiếng, ai đã ăn 1 lần thì không thể quên. Ngồi trên chiếc ca nô nhỏ bé giữa trời nước bao la, núi rừng trầm mặc, tâm hồn tưởng như phiêu diêu, thoát tục, mọi suy tính lo toan đời thường dường như tan biến. Giám đốc Luận cho biết, trên dòng Sê San hiện đã có tới 6 công trình thủy điện đã và sắp đi vào hoạt động với tổng công suất lên đến 1.800 MW, điện lượng trung bình trên 8,5 tỷ kWh/năm, trong đó các nhà máy Pleikrong, Sesan 3, Yaly của công ty thủy điện Yaly vẫn giữ vai trò chủ đạo. Ngoài doanh thu từ phát điện, Công ty Thủy điện Yaly còn có doanh thu 20 tỷ đồng/năm từ các dịch vụ chuyên ngành: đào tạo, tư vấn, du lịch, giám sát, sửa chữa máy móc cho các nhà máy thủy điện vừa và nhỏ trên cả nước. Hiện công ty đặt mục tiêu sẽ hình thành một trung tâm có chức năng kinh doanh, mở rộng phạm vi dịch vụ chuyên ngành, mỗi năm sẽ tăng trưởng 15% giá trị từ dịch vụ này. Yaly – nguồn sáng lớn nhất của Tây Nguyên không chỉ là nhà máy phát điện mà còn là cái nôi đào tạo kỹ sư thủy điện của cả nước. Sánh vai với các “ông lớn” Sơn La, Hòa Bình, thuỷ điện Yaly vẫn lộng lẫy, lung linh, luôn xứng đáng với niềm tin của ngành điện. <br /> </span></p> Ngọc Loan