Tin thế giới

Chúng tôi sẵn sàng hợp tác chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam

Thứ ba, 13/11/2007 | 09:00 GMT+7
Chiến lược phát triển và ứng dụng năng lượng nguyên tử để sản xuất điện hạt nhân của Việt Nam đến năm 2020 là một trong những chủ đề được nhiều chuyên gia nước ngoài tham dự Hội thảo và Hội chợ Triển lãm quôc tế về phát triển năng lượng Việt Nam lần thứ Nhất (diễn ra tại Hà Nội từ 30-10 đến 2-11) đặc biệt quan tâm. Trao đổi với phóng viên báo Hà Nội mới về vấn đề này ông  Bộc Kế Long, Giám đốc An toàn kỹ thuật Tập đoàn Điện hạt nhân Quảng Đông (Trung Quốc)

Ngành năng lượng hạt nhân của Trung Quốc phát triển khoảng từ 40 năm trước đây. Trung Quốc đã kết hợp kỹ thuật và công nghệ điện hạt nhân tiên tiến trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và Pháp. Đến nay, Trung Quốc đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, với 9 tổ máy đang vận hành, 2 tổ máy chuẩn bị hòa phát điện, 4 tổ máy đang xây dựng. Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch xây dựng thêm 30 nhà máy điện hạt nhân mới trong 10 năm tới.

 

- Theo dự kiến đến năm 2020, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ đi vào hoạt động. Ông có nhận xét gì về khả năng trở thành hiện thực của dự án, và đâu là khó khăn khi thực hiện

 

Tôi nghĩ rằng, với kế  hoạch hiện nay thì dự án hoàn toàn có thể trở thành hiện thực, vì chúng ta còn 13 năm nữa. Về mặt kỹ thuật, việc xây dựng một nhà máy điện hạt nhân không có khó khăn lớn, song vấn đề quan trọng phải có đủ vốn, thời gian và  nguồn nhân lực. Trước tiên, phải giải quyết vấn đề vốn, tiếp theo là chọn địa điểm. Vì thực tế cho thấy việc chọn địa điểm thích hợp phải qua quá trình nghiên cứu, phân tích ít nhất 3 năm. Nếu quyết định hoàn thành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào 2020, ngay từ bây giờ Việt Nam phải chọn được địa điểm; nhà cung cấp sản phẩm; lựa chọn công nghệ xây dựng... Bên cạnh đó, an toàn hạt nhân cũng là vấn đề nan giải, đòi hỏi trình độ quản lý công nghiệp rất nghiêm chỉnh và ngặt nghèo. Việt Nam phải tiến hành đào tạo nhân lực, bao gồm lực lượng trực tiếp sản xuất, lực lượng quản lý và lực lượng nghiên cứu...

 

- Tham dự hội chợ và hội  thảo lần này, Tập đoàn có kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực điện hạt nhân của Việt Nam trong thời gian tới, thưa ông ?

 

- Chúng tôi đã nhận được lời mời của một số cơ quan, ban, ngành của Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này. Chúng tôi sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm tích lũy được, đặc biệt là kinh nghiệm về kỹ thuật, quản lý, thiết kế... một nhà máy điện hạt nhân.

 

- Xin cảm ơn ông !

 

Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 1-2006. Trong đó nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ở Việt Nam, có tổng vốn đầu tư khoảng 3,4 tỷ USD. Dự kiến sẽ được xây dựng tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Nhà máy này có 2 tổ máy, với tống công suất dự kiến 2.000 MW, khi đi vào hoạt động sẽ cho sản lượng điện từ 14 đến 15 tỷ kwh/năm.

Theo HNMới