Công nghệ thông tin ngành điện Việt Nam: Tự đổi mới để tiến lên

Thứ tư, 10/1/2018 | 20:46 GMT+7
Từ năm 1998, cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã diễn ra sôi động ở Việt Nam khiến cho bất cứ doanh nghiệp nào dù muốn hay không cũng phải thừa nhận thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ của công nghệ thông tin. 

Kỹ sư viễn thông EVNICT. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
Trong suốt công cuộc hiện đại hóa của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đều thấy sự hiện diện của công nghệ thông tin, khi ở vị trí mũi nhọn, khi là động lực hoặc ít nhất cũng là công cụ đắc lực cho sự phát triển. Những đòi hỏi bắc bách của nền kinh tế thị trường và xã hội đã đặt ra cho EVN nhiều thử thách mới. Trong bối cảnh đó, sự lựa chọn đúng đắn duy nhất để EVN đứng vững và phát triển là hiện đại hóa, tự đổi mới để tiến lên.Nói đến công nghệ thông tin, người ta nghĩ ngay đến máy tính, tin học,, viễn thông và điều khiển tự động. EVN đang đứng ở đâu, phải tiến đến đâu và tiến như thế nào, đó là câu hỏi lớn mà câu trả lời là kết quả thực hiện kế hoạch từng năm của Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin- Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVNICT).
 
Hội tụ, tích hợp
 
Theo báo cáo năm 2017 của EVNICT, cùng với mục tiêu đẩy mạnh nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngay từ đầu năm, Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin đã đặt ra các mục tiêu hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ EVN giao và đẩy mạnh công tác nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghệ để thực hiện mục tiêu năm 2017 của EVN. Với chủ đề “Đẩy mạnh Khoa học công nghệ”, EVNICT đã thực hiện tốt nhiệm vụ điều hành toàn quốc hệ thống viễn thông dùng riêng (VTDR); phối hợp chặt chẽ với các đơn vị phân đoạn xác định chính xác nguyên nhân sự số. Kết quả, công tác điều hành hệ thống VTDR đạt chỉ tiêu EVN giao, theo đó,chỉ huy phân đoạn và xác định nguyên nhân 100% sự cố; chỉ huy điều hành khôi phục dịch vụ theo đúng quy định 98% sự cố; thực hiện vận hành toàn bộ thiết bị truyền dẫn đường trục 500kV, 09 vòng RING, các tổng đài core, hệ thống PCM và các thiết bị phụ trợ; các sự cố trên hệ thống được phát hiện kịp thời, đội vận hành xử lý sự cố đã thực hiện xử lý sự cố theo đúng thời gian quy định, nâng cao hiệu quả mạng viễn thông dùng riêng. Cụ thể,độ khả dụng của các thiết bị truyền dẫn quang đạt 99,9%; độ khả dụng của các thiết bị viễn thông PCM đạt 99,7%; độ khả dụng của thiết bị tổng đài đạt 99,9%; độ ổn định và liên tục của dịch vụ đạt 99%; suất sự cố trên 1 thiết bị truyền dẫn quang: 0,2 sự cố/thiết bị; suất cố nghiêm trọng: 0,04 sự cố/thiết bị truyền dẫn, PCM, tổng đài; suất sự cố nặng: 0,04 sự cố/thiết bị truyền dẫn, PCM, tổng đài và thời gian xử lý trung bình/1 sự cố nghiêm trọng theo đúng quy định (trong vòng 4 giờ), thời gian xử lý trung bình/1 sự cố nặng theo đúng quy định (trong vòng 6 giờ).
 
Đến hết năm 2017, về cơ bản hệ thống của các đơn vị đã được kết nối với hệ thống truyền dẫn đường trục của EVN. Năm 2017, EVNICT đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị đưa hệ thống giám sát mạng VTDR về trụ sở trực điều hành toàn quốc tại 11 Cửa Bắc giúp cho công tác phối hợp xác định phân đoạn sự cố được kịp thời, chính xác. 
 
Bên cạnh đó, EVNICT đảm bảo chất lượng các tuyến truyền dẫn kết nối trong EVN bằng cách định kỳ kiểm soát, đo kiểm chất lượng kênh truyền đường trục (các trạm 500KV) và các tuyến truyền dẫn kết nối các Ax nhằm khắc phục kịp thời các nguyên nhân gây suy hao, kém chất lượng; hoàn thành triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng hệ thống VTDR, như: Xây dựng phương án nâng cấp đường trục truyền dẫn quang Bắc Nam giai đoạn 1; nâng cấp các tuyến STM-16 lên STM-64 và tổ chức đấu nối lại nguồn PCM tại các trạm 500kV.
 
Các hệ thống hạ tầng CNTT đã được vận hành ổn định, thông suốt: hệ thống mạng WAN Thị trường điện; Hệ thống WAN EVN; hệ thống mạng LAN của EVN và các dịch vụ ứng dụng trên nền hạ tầng CNTT như Internet, Email, HNTH, góp phần tạo nền tảng tốt cho việc khai thác các ứng dụng dùng chung của EVN và đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho người sử dụng. Bên cạnh đó, EVNICT cũng hoàn thành tốt vai trò hỗ trợ người dùng cuối của EVN và EVNICT đảm bảo công việc được hoạt động liên tục, không gián đoạn. 
 
Các phần mềm dùng chung của EVN đã được vận hành ổn định, không có các sự cố gây gián đoạn dịch vụ. Trong công tác hỗ trợ đơn vị, ngoài các kênh thông tin truyền thống như điện thoại, Email, văn bản, Công ty đã xây dựng một hệ thống phần mềm quản lý yêu cầu chuyên dụng (Jira), đã cấp tài khoản và thông báo cho tất cả các đơn vị để cập nhật các yêu cầu hỗ trợ lên phần mềm. Cùng với công tác tổ chức tiếp nhận xử lý các yêu cầu, hiệu quả việc sử dụng phần mềm này tương đối cao, tất cả các yêu cầu tiếp nhận đã được thông báo lại cho người yêu cầu và ngược lại, người yêu cầu cũng quản lý được tiến độ xử lý của EVNICT. Đến năm 2017, tính sẵn sàng dịch vụ của hệ thống mạng WAN đạt 98,5%, hệ thống Email đạt 99% và hệ thống website nội bộ và Internet đạt 99%.

Kỹ sư viễn thông EVNICT. Ảnh: Ngọc Hà/Icon.com.vn
 
EVNICT đã triển khai thành công hệ thống ERP tại 5 Tổng Công ty Phân phối, 3 Tổng Công ty Phát điện và 1 Tổng Công ty Truyền tải Quốc gia thuộc EVN và các đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN. Bước đầu triển khai các công cụ tích hợp với hệ thống lõi ERP phục vụ tác nghiệp tại các đơn vị như hệ thống CMIS, hệ thống kê khai hóa đơn VAT,... Báo cáo tài chính của 09 TCT của 03 quý đầu năm 2017 đã được hoàn thành lập trên hệ thống ERP, tiến tới toàn bộ báo cáo năm 2017 của EVN được hoàn thành với thời gian được rút ngắn so với trước. Các phân hệ mạng quản trị được sử dụng để khai thác dữ liệu của 12 phân hệ lõi đã được triển khai thành công năm 2017. Hệ thống Giám sát tài chính của EVN đã đáp ứng được các yêu cầu trong công tác giám sát, như: Lập các báo cáo giám sát tài chính, quản lý Báo cáo tài chính, Báo cáo quản trị tại các đơn vị trong EVN, đồng thời, cho phép xem các báo cáo Giám sát tài chính trên các thiết bị di động. Đến hết tháng 10-2017, EVNICT đã chủ trì triển khai cho tất cả các đơn vị của EVN.
 
EVNICT cũng đã hoàn thành công tác triển khai phần mềm quản lý đầu tư xây dựng (QLĐTXD), đồng thời, hỗ trợ các đơn vị trong việc sử dụng phần mềm. Các chức năng mới theo yêu cầu của các đơn vị cũng đã được EVNICT chủ trì xây dựng tăng số lượng chức năng từ 8 lên đến 14 chức năng so với yêu cầu ban đầu, như: Lập kế hoạch vốn, giám sát bằng hình ảnh, Modun giải phóng mặt bằng, đánh giá nhà thầu; … Với các chức năng bổ sung, phần mềm QLĐTXD đã đáp ứng được yêu cầu trong công tác QLĐTXD của EVN. 
 
Với mục tiêu của phần mềm nhằm Quản lý được BSC/KPI, KRI tại cơ quan EVN và các đơn vị thành viên, phần mềm KPI do EVNICT xây dựng ngoài việc đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý cũng đáp ứng được tính mở của hệ thống, cho phép dễ dàng bổ sung thêm các phân hệ, chức năng theo yêu cầu của quản trị của từng đơn vị. EVNCIT đã hoàn thành hệ thống như một công cụ cho công tác quản lý của EVN và các đơn vị. 

EVNICT đào tạo sử dụng phần mềm HRMS cho các đơn vị. Ảnh: Icon.com.vn
 
Hệ thống HRMS được nâng cấp đáp ứng các yêu cầu trong công tác quản lý nhân sự, lao động, tiền lương, đào tạo. Hệ thống HRMS nâng cấp bao gồm các phân hệ: Nhân sự, đào tạo, tổ chức, thi đua khen thưởng, sức khoẻ, tiền lương, các cảnh báo, báo cáo, tổng hợp, quản trị... đáp ứng yêu cầu của EVN. Phần mềm CMIS 3.0 được nâng cấp lên từ hệ thống CMS 2.0 với việc cải tiến về mặt công nghệ nhằm mục tiêu công nghệ thông tin hoá tất cả các quy trình, quy định cuả nghiệp vụ kinh doanh, cung ứng dịch vụ điện và dịch vụ chăm sóc khách hàng, số hoá tối đa các biểu mẫu, tài liệu, hồ sơ giấy tờ. Phần mềm được nâng cấp từ 10 phân hệ trong hệ thống CMIS 2.0 lên 14 phân hệ trong hệ thống CMIS 3.0. Các phân hệ mới bao gồm: Phân hệ kiểm tra giám sát mua bán điện, phân hệ dịch vụ bán lẻ điện năng, phân hệ quản trị điều hành, phân hệ quản lý thiết bị hiện trường. Hiện, EVNICT đang tiếp tục hoàn thiện phần mềm và triển khai cho các Tổng công ty Điện lực thuộc EVN.
 
Song song với quá trình nâng cấp hệ thống CMIS 3.0, EVNICT đã thực hiện duy trì vận hành ổn định hệ thống CMIS 2.0; thực hiện công tác hiệu chỉnh hệ thống, đáp ứng yêu cầu đổi giá điện từ tháng 12-2017; tích hợp sử dụng chữ ký số cho tất cả các loại phiếu giao nhận, bảng kê, báo cáo, trên hệ thống CMIS 2.0; liên thông một cửa, kết nối dữ liệu CMIS với các trung tâm hành chính công tại Quảng Ninh, liên thông một cửa công tác CSKH với Cổng thông tin của UBND thành phố Hà Nội.
 
Hệ thống EVNHES do EVNICT xây dựng là phần mềm đầu tiên có thể đọc được hầu hết các chủng loại công tơ/Modem trên lưới (Bao gồm 1 pha, 3 pha nhiều biểu giá của các nhà thầu) mà không phải sử dụng phần mềm chính hãng. Đến thời điểm hiện tại, phần mềm đã được nghiệm thu và sẵn sàng triển khai cho các đơn vị của EVN. Phần mềm đã đáp ứng được yêu cầu tích hợp với hệ thống MDMS và hệ thống CMIS. Trong năm 2017, phần mềm đã được triển khai thử nghiệm trong thực tế 1000 điểm đo với mỗi tổng công ty. Theo đánh giá, về cơ bản phần mềm đã đáp ứng được yêu cầu thu thập dữ liệu công tơ điện tử. 
 
EVNICT phối hợp với các Công ty tư vấn, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và các TCT Điện lực đưa dữ liệu các điểm đo về kho dữ liệu để chia sẻ cho các đơn vị sử dụng cho các mục đích chung của EVN. Ngoài việc vận hành ổn định, chia sẻ dữ liệu, EVNICT đã tích hợp hệ thống chữ ký số phục vụ quyết toán giao nhận điện năng giữa các đơn vị giúp giảm thời gian di chuyển cũng như hạn chế tối đa các sai sót trong quá trình đối chiếu dữ liệu, tăng năng suất lao động. Phần mềm cũng đã được tích hợp với hệ thống CMIS để quản lý các số liệu sản lượng của các IPP do EVN trực tiếp phát hành hoá đơn.
 
Với giải pháp thiết kế định hướng đảm bảo an toàn An ninh thông tin cho các hệ thống CNTT, VTDR và TĐH  EVNICT đã phối hợp chặt chẽ với EVNCTI trong dự án đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho các hệ thống thông tin trọng yếu của EVN. 
 
Năm 2017, hai hệ thống EVNScada và EVNOCC đã được tối ưu về mặt hiệu năng, bổ sung thêm các thư viện dùng chung và phát triển trên nền Web. Với việc tối ưu phần mềm, công tác triển khai cài đặt trở nên đơn giản hơn, phần mềm thân thiện và dễ khai thác hơn đối với người dùng.
 
EVNICT phối hợp với Công ty Điện lực Ninh Bình cải tạo các trạm biến áp cũ để đưa vào điều khiển xa (Nho Quan, X18, Phúc Sơn, Ninh Bình, Tam Điệp); đưa hệ thống vào thực tế tại các trạm Đa kao, Bến Thành tại EVNHCM và triển khai hệ thống thu thập dữ liệu vận hành các NMĐ thuộc GENO 3. Với các kết quả thực tế như trên, năm 2017, EVN đã tổ chức họp đánh giá phần mềm của EVNICT. Về cơ bản, các phần mềm này đã đáp ứng được yêu cầu triển khai cho các đơn vị trong EVN. 
 
Văn phòng không giấy

Hệ thống EVNScada do EVNICT phát triển mang lại nhiều tiện ích. Ảnh: Icon.com.vn
 
Cùng với mục tiêu văn phòng không giấy và tiết kiệm tối đa về thời gian và chi phí văn phòng phẩm, được sự hỗ trợ của Ban VT&CNTT, Văn phòng EVN, EVNICT đã hoàn thiện phần mềm E-Office 3.0 để triển khai cho các đơn vị. Trong tháng 8/2017 Công ty đã triển khai xong hệ thống cho cơ quan EVN và các đơn vị HTPT, trong thời gian từ tháng 9-2017 đến tháng 11-2017, EVNICT đã hoàn thành triển khai cho các Tổng Công ty trong EVN. Đến nay, phần lớn các đơn vị đã sử dụng hệ thống của EVN. Phần mềm E-Office 3.0 đã đáp ứng một số yêu cầu về mặt kỹ thuật và nghiệp vụ, như: Phát triển phiên bản Mobile giúp người dùng có thể xử lý văn bản trên các thiết bị cầm tay; tích hợp chữ ký số giúp việc ký các văn bản một cách dễ dàng và đáp ứng yêu cầu luân chuyển văn bản từ EVN tới các đơn vị các cấp của EVN và giữa các đơn vị với nhau một cách nhanh chóng. 
 
Năm 2017, EVNICT đã hoàn thành công tác nâng cấp cổng thông tin pháp chế. Hệ thống sau khi nâng cấp đã đáp ứng được yêu cầu trở thành một công cụ tìm kiếm đắc lực trong việc tra cứu các văn bản pháp quy của EVN, cải tiến chức năng dự thảo online, tư vấn pháp luật, chương trình thi tìm hiểu pháp luật, … Về mặt kỹ thuật, hệ thống cũng đã cải thiện giao diện cổng thông tin, đáp ứng khả năng hỗ trợ hiển thị tốt trên các thiết bị cầm tay như máy tính bảng, điện thoại thông minh, … đồng thời đảm bảo tính an ninh bảo mật cao. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã hoàn thành việc chuyển đổi dữ liệu từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, đã được cài đặt thử nghiệm, hoàn toàn đã đáp ứng yêu cầu và có thể triển khai chính thức tại EVN. 
 
Trang Web đấu thầu do EVNICT xây dựng đã đáp ứng được một số yêu cầu nghiệp vụ, như: Quản lý thông tin dự án, Quản lý thông tin đấu thầu, Quản lý danh mục nhà thầu, Quản lý danh mục Ban QLDA, Quản lý dữ liệu chủ đầu tư đáp ứng yêu cầu về an ninh bảo mật, cải thiện hiệu năng và hỗ trợ xem trên các thiết bị di động, cầm tay.  EVNICT cũng đã hoàn thành xây dựng các Báo cáo và Dashboad cơ bản phục vụ cho điều hành công tác KD&DVKH, bao gồm: Các báo cáo chỉ tiêu kinh doanh, gía bán điện, thương phẩm, số công tơ, chỉ tiêu tiếp cận điện năng – cấp điện trung áp, số hợp đồng, điện giao nhận và tỷ lệ tổn thất, sản lượng tiết kiệm điện, số liệu chăm sóc khách hàng. 
 
Cổng thông tin nội bộ của EVN là một cổng thông tin điện tử được tổ chức một cách khoa học, khai thác thuận tiện, tìm kiếm hiệu quả, tạo ra một kênh thông tin nội bộ toàn diện cung cấp các thông tin của EVN tới toàn thể các CB CNV trong Tập đoàn. Hệ thống bao gồm các công cụ gửi/nhận báo cáo trực tuyến cho EVN và các đơn vị, cung cấp các chức năng để giúp các Ban chuyên môn của EVN quản lý các báo cáo số liệu, trao đổi thông tin theo lĩnh vực chuyên môn quản lý như tình hình sản xuất cung ứng điện, tình hình kinh doanh điện năng, tình hình tài chính, vận hành, quản lý kỹ thuật, hệ thống viễn thông và công nghệ thông tin, … nhằm đẩy mạnh hình thức sử dụng báo cáo điện tử để thay thế cho các báo cáo giấy hiện nay; xây dựng phòng họp hội nghị truyền hình cho phép sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau (họp nội bộ, họp trực tuyến, trình chiếu hình ảnh, …); cán bộ kỹ thuật thực hiện vận hành từ phòng trực và hệ thống camera định hướng thông minh, năm 2017, EVNICT đã hoàn thành công tác xây dựng và đưa vào vận hành phòng họp một cách hiệu quả phục vụ công tác chỉ đạo nhanh chóng, xuyên suốt và tiết kiệm cho EVN; xây dựng hệ thống Data Center đáp ứng các tiêu chuẩn nhằm đảm bảo các thiết bị CNTT kết nối hoạt động ổn định, liên tục 24/7, đáp ứng các ứng dụng CNTT dùng chung phục vụ tốt công tác điều hành SXKD của EVN. 
 
Hiện, EVNICT đang xây dựng Hệ thống chữ ký số chuyên dùng cho EVN, phần mềm hỗ trợ quản lý và điều phối than cho các Nhà máy nhiệt điện. Dự kiến hoàn thành và triển khai trong năm 2018.
 
Với những gì EVNICT làm được trong những năm qua và đặc biệt là kết quả đạt được trong năm 2017, với chủ đề “Đẩy mạnh Khoa học công nghệ”, chúng ta có quyền tin tưởng vào tương lai của công nghệ thông tin trong ngành điện Việt Nam.
Thanh Mai/Icon.com.vn