Sự kiện

Đảm bảo nguồn điện cho Hà Nội từ nay đến năm 2015: Cần cộng đồng chung sức

Thứ tư, 9/11/2011 | 16:34 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Theo dự báo của Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT), từ nay đến năm 2015, nhu cầu dùng điện của Thủ đô Hà Nội sẽ tăng bình quân 12,7%/năm; sản lượng điện thương phẩm của Hà Nội vào năm 2015 là 16,2 tỷ kWh và công suất phụ tải cực đại Pmax là 3.200 MW. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><br /> &#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: xx-small;">Công nhân truyền tải điện kiểm tra thiết bị tại TTBA 220 kV Vân Trì.&#160; Ảnh: Quang Thắng<br /> </span></span></p> <p style="text-align: center;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Vì vậy, cần nhanh chóng đưa vào vận hành bổ sung các công trình lưới điện truyền tải mới, có như vậy mới đủ sức đáp ứng tốc độ gia tăng phụ tải tại Hà Nội.<br /> </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hiện nay lưới truyền tải điện cho thủ đô hiện cung cấp chủ yếu từ các trạm biến áp 500 – 220 kV trong khu vực, cụ thể, về lưới điện 500 kV, có các trạm biến áp (TBA) 500 kV Thường Tín, Hòa Bình, Nho Quan với 5 máy công suất 450 MVA; lưới điện 220 kV có TBA 220 kV Phủ Lý, Phố Nối với 3 máy biến áp 125 – 250 MVA. Mạng lưới này kết hợp với 5 TBA của lưới điện 220 kV trong nội thị Hà Nội có công suất 2.625 MVA, cho đến nay chỉ đủ cung ứng cơ bản cho nhu cầu dùng điện của thủ đô. Qua thống kê cho thấy, giai đoạn từ năm 2006 – 2010, Hà Nội tăng trưởng điện năng ở tốc độ cao, bình quân 12%/năm. Riêng năm 2010, sản lượng điện Hà Nội đạt 8,91 tỷ kWh, tăng 13,1% so với năm 2009, công suất thời điểm cực đại 1.900 MW. Trong 7 tháng đầu năm 2011, sản lượng điện tiêu thụ toàn thành phố là 5,4 tỷ kWh, ngày cao nhất đạt 41,2 triệu kWh, công suất phụ tải cực đại tương đương 2.030 MW.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trước tiến độ tăng trưởng nhanh chóng đó, Bộ Công Thương đã duyệt quy hoạch phát triển điện lực Hà Nội đến năm 2015 và giao cho EVN chỉ đạo NPT xây dựng các giải pháp mở rộng năng lực lưới điện truyền tải thủ đô. NPT đã căn cứ các kế hoạch cho phép, lập lộ trình đầu tư các công trình lưới điện 220 kV cho đến năm 2015. Trước mắt, đến cuối năm 2011 và đầu năm 2012, NPT cần đưa vào vận hành 1 số công trình lưới điện, đón đầu mức tăng trưởng phụ tải mùa khô 2012. Các công trình gồm dự án nâng công suất TBA 220 kV Xuân Mai, nâng tải các đường dây 220 kV Thường Tín – Mai Động, Hoà Bình – Xuân Mai, Phả Lại - Phố Nối, Phả Lại - Hải Dương 1, vận hành TBA 220 kV Vân Trì và đường dây 220 kV Vân Trì - Sóc Sơn, đường dây 220 kV Vân Trì – Chèm, TBA 220 kV Thành Công và đường dây 220 kV Hà Đông - Thành Công.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, thực tế nhiều công trình đầu tư này đã được khởi công từ lâu, như đường dây 220 kV Vân Trì - Sóc Sơn; Vân Trì – Chèm; Hà Đông – Thành Công…, đến nay vẫn gần như giậm chân tại chỗ, do ách tắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Theo NPT, sự phối kết hợp chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ giữa các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị tham gia thi công các công trình và dự án liên quan như mở đường, nâng cấp giao thông… và yêu cầu đền bù của người dân cao hơn hơn mức giá quy định là những lý do tạo nên ách tắc, chậm trễ của các công trình điện.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Dự kiến cuối năm 2011 sẽ đóng điện xong phía xuất tuyến đường dây 110 kV tại TBA 220 kV Vân Trì và tháng 6/2012 tại TBA 220 kV Thành Công Nhưng việc đóng điện 2 xuất tuyến này tại 2 TBA 220 kV Vân Trì và Thành Công sẽ không có ý nghĩa nếu không dược sự ủng hộ của các sở Ban ngành và UBND Thành phố trong việc thực hiện hoàn thành 2 dự án đường dây 220 kV: Hà Đông - Thành Công và Sóc Sơn - Vân Trì vì đây là những công trình có tính cấp thiết nhất, vừa trực tiếp cung cấp điện cho thành phố vừa có tính linh hoạt và tính tối ưu trong công tác vận hành hệ thống để cung cấp điện cho thành phố Hà Nội năm 2012, 2013. Đây là các dự án hỗn hợp cáp ngầm và đường dây trên không có quy mô, cần sự nối kết thực hiện đồng bộ giữa các cấp quản lý và nhất là sự ủng hộ về giải hóng mặt bằng hành lang tuyến của người dân. Song mặc dù NPT đã nỗ lực xúc tiến, hiện tại tuyến Hà Đông – Thành Công vẫn còn hơn 200 mét cáp phải dừng lại chờ tiến độ giải phóng mặt bằng dự án mở rộng đường La Thành – Thái Hà – Láng. Việc chậm trễ này lại do các đơn vị thiết kế và thi công dự án mở rộng đường chưa thống nhất với nhau 1 số điểm trong các hạng mục đầu tư.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tương tự, dự án đường dây 220 kV Sóc Sơn- Vân Trì đi qua các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn cũng đang phải dừng lại chờ giải phóng mặt bằng ở 1 số vị trí đặt trụ. Lý do là nhiều hộ dân không chấp nhận đền bù phần giải tỏa mà đề nghị thu hồi hết số đất của họ bởi không còn đủ diện tích canh tác; và các hộ dân khác yêu cầu đền bù để di chuyển những ngôi mộ trong 1 nghĩa trang xã.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ngoài ra, để đón đầu nhu cầu cấp điện sau năm 2013, hiện tại NPT đã có kế hoạch nâng công suất các TBA 220 kV Sóc Sơn, Phủ Lý, Bắc Ninh, Phố Nối; xây dựng đường dây 220 kV Vân Trì – Chèm giúp giảm tải cho nhà máy thủy điện Hòa Bình và phía tây Hà Nội… Song việc thực hiện các dự án này đang bị ách tắc bởi nhiều vị trí đầu tư chưa được thể hiện trên các bản vẽ quy hoạch khu vực cũng như chi phí đầu tư qua đánh giá kỹ thuật còn quá cao.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Cụ thể dự án đường dây 500/220 kV Hiệp Hoà – Đông Anh - Bắc Ninh 2 đã định hướng từ năm 2007 để đảm bảo đưa vào vận hành giải tỏa công suất của tổ máy 4 Nhà máy thủy điện Sơn La, nhưng lại chưa được đo đạc thể hiện trên bản đồ hiện trạng 1/500 khu vực này. NPT đang phải nhờ cậy các cơ quan quản lý và chính quyền cơ sở thoả thuận hướng tuyến đường dây đi trên địa phận Hà Nội khớp với sơ đồ giới thiệu hướng tuyến tại các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm và quận Long Biên. Dự án TBA 220/500 kV Tây Hà Nội và Đông Anh cũng bị vướng mắc vì không được bố trí đủ quỹ đất cho các TBA. Dự án TBA 220 kV Long Biên cũng phải chờ hiệu chỉnh hồ sơ vốn, do yêu cầu quy hoạch đô thị đòi hỏi đi cáp ngầm, làm cho vốn đầu tư tăng hàng trăm tỷ đồng, bản thuyết minh dự án trở nên không rõ hiệu quả, kết quả các ngân hàng khó chấp nhận thu xếp vốn thực hiện. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Qua thực tế triển khai các dự án công trình điện, những khó khăn trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng và triển khai từng hạng mục các dự án đầu tư bổ sung nguồn điện lưới cho Hà Nội thực sự là vấn đề cần được sự ủng hộ tốt hơn từ các cấp quản lý và nhất là cộng đồng người dân. Nếu các cơ quan ban ngành địa phương, các tổ chức doanh nghiệp cùng người dân sẵn sàng hỗ trợ, chung tay giải quyết vướng mắc một cách tích cực, chắc chắn tiến độ thi công các tuyến đường dây truyền tải điện mới về Hà Nội sẽ hiệu quả hơn nhiều. Có sự hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp sẽ giúp&#160; đưa các công trình điện sẽ được bảo đảm đúng kế hoạch, không chỉ giúp góp phần ổn định năng lượng điện cho Hà Nội và vùng phụ cận, mà còn giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho ngân sách quốc gia.</span><span style="font-size: small;"><br /> <br /> </span></p> Nguyễn Quang Thắng