Tin thế giới

Đổi thay ở nông trường Việt - Trung

Thứ sáu, 26/10/2007 | 00:00 GMT+7

Nông trường Việt - Trung là một trong ba nông, lâm trường được Điện lực Quảng Bình tiếp nhận từ cuối năm 2005 theo chủ trương của Chính phủ. Với khối lượng lưới điện gồm 16 km đường dây (ĐZ) trung áp, 7 trạm biến áp (TBA) phân phối, 35km ĐZ hạ áp được xây lắp từ năm 1990 đã bị xuống cấp nghiêm trọng, gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý vận hành (QLVH).

Ngoài ra, với 2.260 hộ gia đình CBCNV của Nông trường ở rải rác theo các đội sản xuất trên địa bàn rộng, hầu hết ĐZ xương cá 0,2kV và công tơ điện đều chắc vá, nhiều chủng loại, không đảm bảo an toàn càng tăng thêm áp lực cho công tác kinh doanh khi thực hiện hợp đồng mua bán điện trực tiếp đến hộ khách hàng.

Trước tình trạng lưới điện chất lượng kém, mặc dù nguồn vốn đầu tư sửa chữa, cải tạo khó khăn nhưng vẫn được ngành Điện ưu tiên phân bổ theo kế hoạch để sớm hoàn thiện lưới điện. Trong 2 năm 2006-2007, được Công ty Điện lực 3 phê duyệt phương án sữa chữa cải tạo, Điện lực Quảng Bình đã đại tu 12km ĐZ trung áp, 5 TBA phân phối hiện có; xây dựng mới 6 km ĐZ trung áp, 7km ĐZ hạ áp, cấp thêm 3 TBA phân phối để san tải và giảm chiều dài cấp điện hạ áp và tiến hành thay thế trên 1.100 công tơ không đảm bảo chất lượng. Đến nay, Điện lực đã bán điện trực tiếp cho 2.520 khách hàng thuộc Nông trường và địa bàn Thị trấn Phú Quý. Ngoài ra, Điện lực còn phải chi phí một khối lượng lớn vật tư, nhân công sửa chữa thường xuyên nhằm đáp ứng cấp điện ngày càng tốt hơn. Bám sát địa bàn và tăng cường quản lý, Điện lực thành lập Tổ quản lý khu vực trực tại trạm trung gian (TTG)- 1 000kVA-35/10kV Nông trường Việt – Trung để QLVH và xử lý sự cố lưới điện nhanh chóng, kịp thời. Nhờ vậy mặc dù lưới điện Nông trường chưa hoàn thiện và công tác quản lý gặp nhiều khó khăn nhưng đã mang lại hiệu quả bước đầu.

Đến nay, qua gần 2 năm tiếp nhận với sự đầu tư của ngành Điện, Nông trường Việt - Trung đã có nhiều khởi sắc do cấp điện khá ổn định. So với khi mới tiếp nhận, tỷ lệ tổn thất điện năng lưới điện trung áp giảm từ 6,5% xuống còn 4,9%; lưới điện hạ áp giảm từ 10,8% xuống còn 5,5%; giá điện bình quân (trước thuế) sau khi tiếp nhận tăng thêm 12-14 đ/kWh. Chất lượng điện năng và phong cách giao tiếp phục vục khách hàng của CBCNV trên địa bàn quản lý ngày càng tốt hơn. Trước kia, khi lưới điện Nông trường chưa được chuyển giao, do nhiều nguyên nhân mà các hộ phải chịu giá điện sinh hoạt từ 900- 1.100 đ/kWh. Còn bây giờ khách hàng được mua điện trực tiếp với Điện lực theo đối tượng và giá quy định của Chính phủ nên hầu như không còn khiếu nại nữa. Mọi thắc mắc của khách hàng đều được Tổ trực khu vực giải quyết kịp thời theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Nông trường Việt-Trung nay chuyển thành Công ty Cao su Việt-Trung sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và ngày càng phát triển. Bây giờ, Nông trường Việt-Trung là đơn vị hành chính của huyện Bố Trạch, trở thành địa danh nổi tiếng về trồng rừng, khai thác và chế biến mủ cao su công nghiệp lớn nhất tỉnh. Lưới điện đảm bảo tạo điều kiện cấp điện ổn định để Nông trường phát triển sản xuất, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng khởi sắc và hình thành thêm các khu dân cư dọc theo đường Hồ Chí Minh và Tỉnh lộ 11. Mới đây, dự án 135 của huyện Bố Trạch đầu tư 2,9km ĐZ trung áp; TBA- 50KVA; 1,4km ĐZ hạ áp và Điện lực đã cấp điện cho 59 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều của bản Khe Ngát thuộc Nông trường đến nay mới có điện.

Tuy vậy thực trạng lưới điện Nông trường hiện nay vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất an toàn do địa hình phức tạp và ngày càng mở rộng khi có nhiều hộ dân di cư đến trồng và khai thác cao su tiểu điền. Việc giải quyết nguy cơ cây cối đổ vào lưới   điện vẫn gặp nhiều khó khăn do sự hỗ trợ của địa phương còn hạn chế; xử lý sự cố  lưới điện và thu tiền điện trong dân còn nhiều vất vả rất cần sự phối hợp từ hai phía. Nhưng vượt lên những khó khăn này, ngành Điện đã nỗ lực để góp phần làm cho một miền quê ngày càng thêm đổi mới./.


Theo Tchí Đ&ĐSống T10/07