Hướng dẫn lý thuyết sử dụng giàn giáo cách điện
EVNCPC đã phối hợp nhà cung cấp hàng tiến hành giao hàng, đào tạo hướng dẫn lắp đặt, vận hành và thử nghiệm giàn giáo cách điện tại văn phòng PC Quảng Nam và hiện trường huấn luyện SCĐN của Xí nghiệp Dịch vụ điện lực Quảng Nam - CPSC. Tham gia đào tạo có 10 cán bộ, công nhân của Đội SCĐN Xí nghiệp Dịch vụ điện lực Quảng Nam và các cán bộ an toàn, cán bộ kỹ thuật của PC Quảng Nam cùng các Ban chuyên môn của EVNCPC.
Hớng dẫn lắp đặt bộ giàn giáo tại hiện trường huấn luyện SCĐN
Cấu tạo cơ bản của bộ giàn giáo gồm 3 bộ phận chính: phần chân đế gồm các thanh ray, bánh xe, bộ phận chống lún; tiếp đó là các module (tầng) để ghép nối nâng cao độ cao làm việc làm bằng vật liệu cách điện chuyên dùng, kích thước 01× 01×01 (m); cuối cùng là phần bệ đỡ làm việc (platform) kích thước 01× 02 (m), gồm có sàn thao tác và lan can chống rơi; ngoài ra, còn có các phụ kiện như cơ cấu tời nâng, các dây néo, hộp đựng dụng cụ thi công…
Bộ giàn giáo sau khi lắp đặt có chiều cao từ mặt đất đến sàn thao tác lớn nhất là 13,5m, độ cao làm việc trên 15m, khả năng cách điện tới điện áp 800 kV, khả năng mang tải tối đa 300 kg, phù hợp cho 02 công nhân cùng thao tác SCĐN.
Bộ giàn giáo cách điện sau khi lắp đặt hoàn thành
Tại hiện trường huấn luyện, các cán bộ, công nhân tham gia huấn luyện đã thực hành thành công công tác thay sứ néo pha giữa đường dây 22 kV bằng phương án sử dụng giàn giáo cách điện.
Đội SCĐN thực hành phương án thi công SCĐN sử dụng giàn giáo cách điện
Hiện nay, EVNCPC là đơn vị đầu tiên trong EVN trang bị bộ giàn giáo cách điện nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu thực hiện SCĐN. Đây được đánh giá là một phương án rất phù hợp đối với các vị trí công tác mà xe gàu cách điện, bệ đỡ cách điện (platform) không thể tiếp cận được, như xử lý mối tưa ở bụng dây, công tác ở cột xuất tuyến đầu ra tại TBA, các vị trí cột phức tạp có nhiều tầng xà, nhiều thiết bị cùng lắp đặt.
Theo: CPC