Một góc nhà máy điện mặt trời Phong Điền - Thừa Thiên - Huế của GEC. Ảnh: N.H
Công ty đang thể hiện những bước đi vững chắc trong vai trò là đơn vị phát triển Năng lượng tái tạo Năng động tại Việt Nam, đảm bảo đáp ứng và tuân thủ cao nhất các chuẩn mực về môi trường và xã hội.
Điện mặt trời cho trái ngọt
Bước ngoặt GEC chuyển sang lĩnh vực năng lượng tái tạo bắt đầu từ năm 2015 khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Định hướng này của GEC đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các tổ chức quốc tế. Theo đó, năm 2016, Tổ chức Tài chính quốc tế IFC (thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới) và Quỹ Năng lượng sạch Armstrong - Singapore chính thức trở thành cổ đông nước ngoài chiến lược của GEC với tổng tỷ lệ sở hữu là 36%. Đến hiện nay, đây vẫn là khoản đầu tư đầu tiên vào lĩnh vực Năng lượng tại Việt Nam của cả 2 tổ chức này.
Phát triển năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam giải quyết bài toán về năng lượng. Ảnh: N.H
Điện mặt trời và điện gió sẽ là những sản phẩm trụ cột của GEC trong thời gian tới. Ảnh: N.H
Theo đó, Armstrong đã là cầu nối hỗ trợ GEC tiếp cận với nhiều đối tác công nghệ, chuyên gia về mảng năng lượng tái tạo toàn cầu. Trong khi đó, hợp tác chiến lược với IFC không chỉ là cơ hội để tiếp cận với thị trường vốn, công nghệ trên thế giới, mà những kiến thức về ngành Năng lượng toàn cầu của IFC còn tạo cơ hội để GEC trở thành một nhà phát triển năng lượng tái tạo kiểu mẫu tại Việt Nam thông qua việc áp dụng những chuẩn mực tối ưu nhất trong ngành. Kết quả, từ việc chỉ sở hữu 14 nhà máy thủy điện có tổng công suất 84,1 MW cách đây 3 năm, GEC đã nhanh chóng trở thành đơn vị tiên phong trên thị trường điện mặt trời tại Việt Nam. Đến nay, công ty đã có 5 nhà máy điện mặt trời hòa lưới điện quốc gia với tổng công suất 260 MWp.
Với sự góp mặt của các dự án điện mặt trời, kết quả kinh doanh của GEC đã đạt được sự tăng trưởng bền vững, bất chấp các DN thủy điện khác phải đối mặt với sự trồi sụt do những bất lợi của thời tiết. Cụ thể, năm 2018, GEC đã gặt hái những quả ngọt đầu tiên từ điện mặt trời khi lần lượt đưa vào vận hành 2 nhà máy đầu tiên tại Việt Nam là Phong Điền - Huế có công suất 48 MWp và Krông Pa - Gia Lai có công suất 69 MWp vào tháng 10 và tháng 12/2018. Tổng sản lượng điện trung bình của 2 nhà máy ước tính khoảng 163 triệu kWh/năm. Với thời gian vận hành thực tế không nhiều nên trong năm 2018, 2 nhà máy chỉ mới sản xuất được xấp xỉ 18 triệu kWh. năm 2018, sản lượng điện mặt trời, chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng sản lượng điện thương phẩm nhưng doanh thu đóng góp đã đạt khoảng 38 tỷ đồng, tương ứng 8% trong cơ cấu doanh thu điện.
Từ đầu năm đến nay, GEC tiếp tục vận hành thêm 3 nhà máy điện mặt trời là Đức Huệ 1 (Long An), Hàm Phú 2 (Bình Thuận) và Trúc Sơn (Đắk Nông), nâng tổng công suất lên 260 MWp. Các nhà máy điện của GEC dự kiến đóng góp sản lượng từ 60 tới 103 triệu kWh mỗi năm với doanh thu ước tính từ 128 đến 220 tỷ đồng/năm. Nhờ đó, chỉ sau 9 tháng sản xuất kinh doanh, GEC đã hoàn thành kế hoạch cả năm về sản lượng điện thương phẩm. Qua đó giúp doanh thu đạt gấp 2,2 lần cùng kỳ năm 2018, ở mức 805 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 226 tỷ đồng, hoàn thành 94% kế hoạch cả năm. Biên lợi nhuận gộp duy trì mức hấp dẫn 56%, trong đó các nhà máy điện mặt trời đóng góp tới 69%.
Tham vọng hoàn thiện chuỗi giá trị ngành điện
Nói về chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của GEC, ông Tân Xuân Hiến, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển các nguồn sản xuất điện Năng truyền thống như nhiệt điện, thủy điện ngày càng trở nên khó khăn do tiềm Năng không còn nhiều và các nguồn lực bị giới hạn; nguồn nhiên liệu hóa thạch khai thác trong nước đã đến mức giới hạn; giá dầu, than, khí đốt tăng cao và chủ yếu sẽ phải nhập khẩu... Cùng với đó, biến đổi khí hậu do đốt cháy nhiên liệu gốc hóa thạch cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng đang trở thành vấn đề thời sự. Do đó, định hướng phát triển năng lượng tái tạo của GEC là phù hợp với xu thế chung nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần thực hiện được các mục tiêu về chống biến đổi khí hậu.
Theo định hướng của GEC, đến năm 2022, điện mặt trời sẽ chiếm tỷ lệ 62% trong cơ cấu danh mục sản phẩm, kế đến là điện gió với 22% và thủy điện sẽ giảm xuống chỉ còn 16%. Ngoài ra, HĐQT GEC cũng nung nấu những chiến lược dài hạn cho sự hoàn thiện tối đa chuỗi giá trị ngành điện gồm điện rác, điện khí, vốn là những loại hình mới, không dễ triển khai tại Việt Nam vì đòi hỏi rất cao về chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm cho đến tài chính. nhưng nếu thành công, GEC sẽ có sự đóng góp trọng yếu cho phát triển của nền kinh tế, cộng đồng và xã hội, đưa GEC trở thành tổ chức tư nhân dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam đến năm 2025 như tầm nhìn mà GEC đã định hướng.
Mới đây nhất, vào cuối tháng 11/2019, HĐQT GEC đã phê duyệt chủ trương sáp nhập dự án điện gió V.P.L Bến Tre và chính thức đặt chân vào lĩnh vực điện gió. Trước đó, công ty cũng đã hoàn thành dây chuyền sản xuất robot lau pin năng lượng mặt trời vào đầu năm 2019 để cung cấp cho các đối tác trong và ngoài nước. Theo kế hoạch, sản phẩm sẽ được thương mại hóa vào cuối năm 2019 cho các dự án của GEC nói riêng, tập đoàn TTC nói chung và cả những khách hàng bên ngoài.
Link gốc