Giao dịch chứng khoán tiếp tục ảm đạm

Thứ năm, 14/4/2011 | 15:11 GMT+7
<p><span style="font-size: small;">Đóng cửa phiên giao dịch ngày 14/4, Vn-Index và HNX-Index đều giảm nhẹ. Tính thanh khoản ở cả hai thị trường tiếp tục thấp với tổng giá trị chuyển nhượng chỉ đạt gần 800 tỷ đồng.<br /> </span></p>
<p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tại thị trường Tp.HCM, tính cả giao dịch thỏa thuận, tổng cộng có 24,309 triệu đơn vị được giao dịch thành công, tương ứng giá trị chuyển nhượng 495,934 tỷ đồng, giảm nhẹ so với phiên trước. Thị trường giao dịch chậm chạp và uể oải ngay ở đợt khớp lệnh đầu tiên khi đợt này chỉ có hơn 700.000 đơn vị được sang tay, giá trị đạt gần 16,5 tỷ đồng. Ở đợt khớp lệnh liên tục, thị trường thường rất sôi động nhưng hôm nay cũng chỉ có 14,561 triệu đơn vị được sang tay, giá trị đạt 281,416 tỷ đồng.<br /> <br /> Đạt tính thanh khoản tốt nhất trong phiên là STB, chiếm tới gần 17% thị trường, tương đương với trên 3,1 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, bỏ xa mã đứng vị trí thứ 2 là SSI tới hơn 2 triệu đơn vị, mã này đạt 680.240 cổ phiếu. Các vị trí tiếp theo thuộc về LCG (gần 600.000 cổ phiếu), VCB (559.500 cổ phiếu), EIB (540.790 cổ phiếu)…<br /> Trong phiên giao dịch hôm nay, Vn-Index mất điểm ngay ở đợt khớp lệnh đầu tiên, hạ 1,14 điểm, tương đương 0,25%, còn 459,87 điểm. Sang đợt khớp lệnh liên tục, tình hình được cải thiện, Vn-Index đảo chiều tăng nhẹ 0,12 điểm (+0,03%), lên mức 461,13 điểm. Tuy nhiên, đến đợt khớp lệnh cuối chỉ số chung lại giảm, mất 0,38 điểm (-0,08%), xuống mức 460,63 điểm.<br /> <br /> Cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo so với tăng giá. Thị trường ghi nhận 142 mã đi xuống, nhiều gấp hơn 2 lần số mã đi lên (57 mã), 89 mã giữ giá tham chiếu.<br /> <br /> Nhóm cổ phiếu chủ chốt tiếp tục có sự giằng co khá mạnh. Nếu như BVH, DPM, DXG, HPG, ITA, SJS, STB tăng 100-900 đồng/cổ phiếu, đặc biệt là MSN tăng hết biên độ 4.000 đồng, lên 87.000 đồng/cổ phiếu thì CTG, DIG, FPT, HAG, KBC, PVF, REE, SAM, SSI, VCB, VNM, PVL mất 100-1.500 đồng/cổ phiếu.<br /> <br /> Như vậy, thị trường tiếp tục diễn biến chậm chạp trước việc Ngân hàng Nhà nước nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ từ 4% lên 6% kể từ tháng 5/2011 và áp trần huy động đối với USD là 3% từ ngày 13/4. Những biện pháp này sẽ giúp giảm đô la hóa, đồng thời giúp giảm tăng trưởng tín dụng kể từ quý 2. Theo HSC, điều này củng cố thêm quan điểm là ảnh hưởng của chính sách tiền tệ chặt sẽ rơi nhiều nhất vào quý 2, thậm chí là cả quý 3. Thị trường chứng khoán sẽ khó có thể bật lại trước cuối quý 3.<br /> <br /> Tại thị trường Hà Nội, HNX-Index giảm tiếp 0,35 điểm (-0,39%), còn 89,07 điểm. Khối lượng giao dịch rất thấp với chỉ 17,996 cổ phiếu được sang tay, giá trị đạt 266,192 tỷ đồng.<br /> <br /> Cùng chiều với hai thị trường chính thức, UPCoM-Index đóng cửa phiên buổi sáng ở mức 36,55 điểm, hạ 0,26 điểm (-0,71%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 356.500 cổ phiếu, giá trị là trên 1,907,550 tỷ đồng.<br /> <br /> <br /> <br /> </span></p> Theo: Hà Nội mới