Kế hoạch này sẽ được triển khai thông qua Cơ quan Đầu tư Quốc gia Indonesia (PIP).
Giám đốc PIP, Soritaon Siregar, cho biết PIP sẽ cung cấp khoản tín dụng trị giá 2.000 tỷ rupiah cho các công ty xây dựng nhà máy điện địa nhiệt, và 1.400 tỷ rupiah còn lại cho các công ty xây dựng nhà máy thủy điện nhỏ.
Theo ông Soritaon Siregar, hiện đã có một số công ty đã nộp đề xuất xin vay vốn của PIP cho các dự án phát triển năng lượng của mình.
Chẳng hạn, Công ty dầu khí nhà nước Pertamina có kế hoạch khởi công xây dựng hai nhà máy điện địa nhiệt, với tổng vốn đầu tư 270 triệu USD, có tổng công suất 110 MW ở Ulubelu, Lampung, trong năm nay và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2014.
Ngoài ra, công ty còn dự định xây dựng một nhà máy điện địa nhiệt ở Karaha Bodas, Tây Java. Inđônêxia là một quốc gia quần đảo với trên 17.000 hòn đảo có nhiều núi lửa, nên có tiềm năng địa nhiệt vào loại hàng đầu thế giới, chưa kể tiềm năng năng lượng từ các nguồn khác như nước, gió và Mặt Trời.
Tính đến cuối năm 2011, Inđônêxia có tổng công suất phát điện là 28.462 MW, trong đó nhiệt điện chiếm 42%, dầu diesel 23,7%, khí đốt tự nhiên 23,7%, thủy điện 6,7%, địa nhiệt và năng lượng tái tạo khác 5,4%.
ST