Kế hoạch 2011-2015 của EVN: Nan giải bài toán vốn
Thứ hai, 18/7/2011 | 14:06 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Một trong những mục tiêu nhiệm vụ quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh giai đoạn 2011-2015 của EVN là đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu điện cho quốc gia với mức tăng trưởng điện khoảng 15%. Đồng thời phấn đấu đến năm 2020, hầu hết số hộ dân nông thôn có điện. Tuy nhiên, để đạt mục tiêu này, EVN đang gặp rất nhiều khó khăn.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span><strong><span style="font-size: small;">Sức ép từ vốn và nhiên liệu</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Với mục tiêu đến năm 2015, điện sản xuất và mua đạt 195-200 tỷ kWh để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội, EVN phấn đấu thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong đầu tư, phát triển nguồn và lưới theo Quy hoạch điện VII; Hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành 14.852 MW ở các nhà máy điện do EVN làm chủ đầu tư và giữ cổ phần chi phối; Đảm bảo tiến độ ĐZ 500 kV và lưới điện phân phối; Cuối năm 2012 sẽ hoàn thành xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La; Đảm bảo tiến độ khởi công dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2014 và các nhà máy thủy điện tích năng như Bắc Ái, Mộc Châu, Hàm Thuận Bắc và Thủy điện Lai Châu để đáp ứng nhu cầu điện giai đoạn sau 2015; Hoàn thành thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình; Áp dụng công nghệ tiên tiến vào quản lý vận hành hệ thống; Đào tạo nhân lực; Tăng cường hợp tác quốc tế; Nâng cao năng suất lao động. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo ông Dương Quang Thành, Phó TGĐ EVN, khó khăn lớn nhất của EVN trong giai đoạn này là vấn đề huy động vốn. Bởi lẽ, năm 2010 EVN vẫn còn lỗ trên 8.000 tỷ đồng (chưa kể chênh lệch tỷ giá khoảng 15.000 tỷ đồng) cùng với khoản nợ chưa trả được cho TKV và PVN gần 8.000 tỷ đồng nữa. Trong khi tổng nhu cầu đầu tư và trả nợ vốn vay của EVN giai đoạn 2011-2015 và một số công trình gối đầu cho các năm 2016-2018 cần tới 552.919 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư nguồn và lưới cần 414.491 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi là 138.428 tỷ đồng. Chỉ riêng NPT, nhu cầu đầu tư giai đoạn 2011-2015 đã cần tới 133.580 tỷ đồng, trong khi vốn khấu hao cơ bản chỉ có 26.380 tỷ đồng. Theo tính toán, giai đoạn 2011- 2015, EVN chỉ có khả năng cân đối được 212.566 tỷ đồng. Như vậy, Tập đoàn còn thiếu 340.353 tỷ đồng. Đây là bài toán rất nan giải vì hiện nay bức tranh tài chính của EVN đang rất khó khăn, việc vay vốn và trả nợ đúng hạn cho các ngân hàng cũng không đơn giản. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Nhiều hình thức huy động vốn </strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để thu xếp số vốn còn thiếu, EVN dự kiến thực hiện hàng loạt giải pháp như: Tăng vốn chủ sở hữu của EVN từ 76.000 tỷ đồng (năm 2010) lên 127.000 tỷ đồng (năm 2011); đảm bảo tiến độ vận hành các công trình xây dựng để tăng khấu hao; thành lập công ty cổ phần với các dự án nguồn điện đang và sẽ xây dựng nhằm huy động vốn của xã hội. Tập trung huy động và đẩy nhanh tiến độ giải ngân tối đa nguồn vốn vay ODA cho các dự án nguồn và lưới điện. Xúc tiến đàm phán với các ngân hàng thương mại để vay vốn đầu tư các nhà máy thủy điện và lưới điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải; Tiếp tục phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế; Tổ chức đấu thầu thiết bị theo hình thức tín dụng người bán hoặc người mua. Cụ thể, với các nhà máy điện, EVN sẽ vay vốn nước ngoài để thanh toán 85% giá trị thiết bị vật tư nhập ngoại hoặc 85% giá trị EPC, thời gian trả nợ không dưới 10 năm và thời gian ân hạn bằng thời gian xây dựng. Với các dự án lưới điện, vay vốn nước ngoài để thanh toán 85% thiết bị vật tư nhập ngoại. Phần xây lắp trong nước sẽ huy động vốn tự có hoặc vay các ngân hàng thương mại trong nước.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bên cạnh đó, để hạn chế chi phí đầu tư, EVN cũng tích cực triển khai các giải pháp: đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện nhằm góp phần hoàn thành chỉ tiêu tiết kiệm 5-8% sản lượng điện tiêu thụ; Giảm tỷ lệ điện dùng cho truyền tải và phân phối, phấn đấu đến năm 2012 giảm tổn thất điện năng xuống còn 8,5% (tính cả lưới điện hạ áp nông thôn là 9,1%); Giảm chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí sửa chữa lớn; Nâng cao năng suất lao động theo hướng sản lượng điện sản xuất tăng nhưng lao động không tăng, mục tiêu đạt bình quân 1 triệu kWh/lao động (tăng 10-12%/năm); Giảm chi phí lao động dưới các hình thức: áp dụng công nghệ đọc số từ xa, cải tiến phương thức thanh toán thu tiền, sắp xếp lại lực lượng lao động gián tiếp, từng bước hiện đại hóa để tiến tới chế độ TBA không người trực; Xây dựng lại định mức lao động, CPH mạnh các đơn vị sản xuất, dịch vụ và đào tạo nhằm giảm dần biên chế.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Cần ưu tiên vốn cho các dự án điện</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để đảm bảo tiến độ các dự án, EVN kiến nghị Chính phủ ưu tiên nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn ODA cho các dự án điện, kể cả vốn xây dựng hạ tầng cho các hạng mục dùng chung tại các trung tâm điện lực (Vĩnh Tân, Duyên Hải…). EVN cũng đề nghị được vay vốn tín dụng ưu đãi trong nước phục vụ di dân tái định cư và chế tạo thiết bị trong nước. Đề nghị các địa phương hỗ trợ tích cực trong việc giải phóng mặt bằng. Nhằm khai thác các nguồn vốn được tốt. Đặc biệt, theo EVN, việc thực hiện cơ chế giá điện theo thị trường sẽ là giải pháp quan trọng để cải thiện tài chính cho các nhà đầu tư, đồng thời, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực phát điện. Để cải thiện nguồn tài chính, EVN cũng đề nghị Chính phủ xem xét lại mức độ Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối trong lĩnh vực phát điện (quy định trước đây là nhà máy công suất trên 300 MW thuộc danh mục Nhà nước chi phối. Tuy nhiên, hiện nay công suất các nhà máy ngày càng lớn, nhà máy 300 MW ngày càng ít có vai trò chi phối trong hệ thống). Vì vậy, EVN nghị được bán bớt cổ phần ở những nhà máy công suất 300 MW để đầu tư vào công trình mới. EVN cũng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị bảo phần cung ứng nhiên liệu, chỉ đạo các chủ đầu tư khác đảm bảo tiến độ các dự án BOT/IPP trong Quy hoạch điện VI (khoảng 36.715 MW cho giai đoạn 2006-2015). Theo EVN, những dự án này chiếm tới 61,7% công suất đầu tư mới của toàn bộ Quy hoạch điện VI và tiến độ các dự án này có vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Riêng đối với khu vực chính sách xã hội, hiện cả nước còn 251 xã với khoảng 700.000 hộ dân nông thôn chưa có điện, hầu hết đều là các xã đặc biệt khó khăn, hộ dân nghèo và dân tộc ít người. Vì vậy, ngoài những khu vực đã được ưu tiên như các tỉnh Tây Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, đồng bào Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh… đề nghị Chính phủ tiếp tục có kế hoạch ưu tiên vốn ngân sách cấp điện cho các khu vực nông thôn chưa có điện trên cả nước.<br />
<br />
</span></p>
Ngọc Loan