Quy hoạch điện VII: 50% nguồn điện vẫn của EVN
Thứ hai, 18/7/2011 | 10:06 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) vừa được Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vẫn giữ vai trò chủ chốt.</p>
<br />
<p style="text-align: justify;"><strong><span style="font-size: small;">Năm 2020: EVN nắm 50% nguồn điện</span></strong></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo Quy hoạch điện VII, giai đoạn 2016-2020, tổng công suất các nguồn điện dự kiến tăng thêm 28.600 MW. Trong đó, nhiệt điện than chiếm tỷ lệ cao nhất với công suất khoảng 16.380 MW; tiếp đến là nhiệt điện khí khoảng 4.943 MW, thủy điện khoảng 2.191 MW… Ngoài ra, cơ cấu nguồn điện cũng có sự đóng góp của điện hạt nhân, thủy điện tích năng, thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo, điện nhập khẩu. EVN vẫn nắm tỷ trọng lớn trong cơ cấu này với khoảng 50% nguồn điện vào năm 2020, thay vì tỷ lệ 55% như hiện nay.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Một chuyên gia ngành điện cho rằng, giảm tỷ lệ nguồn điện thuộc sở hữu của EVN theo lộ trình này là khá chậm. Nguồn điện thuộc EVN là do lịch sử để lại nên EVN chiếm giữ tỷ trọng lớn là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, việc giảm chậm tỷ lệ nguồn điện của EVN chứng tỏ các nhà đầu tư nguồn điện khác như: TKV hoặc PVN tăng nguồn cũng rất chậm. Theo chuyên gia này, nên tăng cường thêm nguồn điện từ các nguồn khác đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao trong nước; đồng thời, có thêm nguồn cung điện sẽ tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn trong khâu chào giá.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bộ Công Thương cho biết, để thực hiện cung ứng điện theo cơ chế điện cạnh tranh, khi có điều kiện, hệ thống truyền tải, hệ thống điều độ điện sẽ tách khỏi EVN thành các công ty Nhà nước độc lập.<br />
 <br />
<strong><br />
Giá điện tăng lên 8,8 US cent/kWh</strong></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Quy hoạch điện VII tính toán, bình quân hàng năm, ngành điện sẽ cần khoảng 6,8 tỷ USD bao gồm đầu tư thuần và lãi xây dựng. Ước tổng vốn đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới khoảng 124 tỷ USD. Trong đó, giai đoạn 2011 - 2020 sẽ dành 67,4% vốn cho các nhà máy điện và 33,6% cho xây dựng lưới điện. Đến năm 2020, giá thành trung bình dài hạn cho sản xuất, truyển tải và phân phối điện sẽ tăng lên khoảng trên 8,8 US cent/kWh.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Kế hoạch phát triển nguồn điện sẽ được chia làm 3 giai đoạn. Trọng tâm triển khai sẽ bắt đầu từ giai đoạn 2 (2016 - 2020) với mục tiêu tối ưu hóa phát triển nguồn điện theo tiêu chí chi phí tối thiểu. Điểm nhấn của giai đoạn này là việc phát triển theo hình thức IPP, BOT và phát triển các trung tâm nhiệt điện. Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào tổ máy 1 x 1.000 MW năm 2020. Giai đoạn 3 (sau năm 2020) dự kiến sẽ phát triển các nhà máy nhiệt điện than để cân đối cung cầu điện trên 3 miền. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các nhà máy điện hạt nhân tại miền Nam và miền Trung theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Bộ Công Thương cho biết, rút kinh nghiệm triển khai Quy hoạch điện VI về việc nhiều dự án điện chậm tiến độ do khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đền bù, hoặc thiếu vốn dẫn đến giá cả vật liệu tăng cao, Quy hoạch điện VII sẽ tìm các biện pháp giải quyết khó khăn về nguồn vốn, về nguyên liệu (than và khí đốt) cho sản xuất điện. Bộ Công Thương cũng khuyến khích đầu tư xây dựng các nguồn năng lượng điện tái tạo như điện gió, điện sinh khối… để giảm bớt khí thải và giảm sử dụng nhiên liệu hoá thạch.<br />
</span></p>
Theo: ANTĐ