Điện lực Việt Nam trong những năm tới
Thứ tư, 13/7/2011 | 16:34 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Với nhiệm vụ quan trọng là cung cấp năng lượng điện cho mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, những năm vừa qua ngành điện đã có những bước phát triển nhanh và đạt được những thành tích khá ngoạn mục.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"> <br />
Tổng công suất lắp đặt các nhà máy điện đến năm 2010 khoảng trên 20.000MW, tăng gấp 3,2 lần so với 10 năm trước, sản lượng điện sản xuất ước đạt khoảng trên 100 tỷ kWh, gấp trên 3,7 lần năm 2000 và 1,88 lần so với 2005. Đến cuối 2009 hệ thống lưới điện đã có trên 3.400km đường dây và 11 trạm 500kV với tổng dung lượng 7.500MVA, lưới 220kV có gần 8.500km với dung lượng các máy biến áp 19.000MVA. Lưới điện 110kV và lưới trung, hạ thế đã bao phủ 98% các huyện, 97,9% các xã. Tính chung cả nước có 96% số hộ được cấp điện từ lưới quốc gia.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Với mức tăng trưởng nhanh như vậy, ngành điện đã liên tục đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, những nhược điểm và những bất cập gần đây của ngành điện nói chung thể hiện trên một số mặt cụ thể sau:</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
-    Việc xây dựng nhiều nhà máy điện và lưới điện rất chậm so với kế hoạch. Tổng công suất các nhà máy đưa vào cũng như khối lượng lưới truyền tải xây dựng chỉ đạt trên dưới 70% so với kế hoạch. Nguyên nhân quan trọng nhất là thiếu vốn đầu tư và còn hàng loạt các nguyên nhân khác như: quá nhiền dự án nguồn được phép triển khai đồng loạt, dẫn đến thiếu nguồn nhân lực quản lý và xây dựng dự án, thiếu máy móc thiết bị thi công, năng lực nhà thầu yếu kém, giá cả thiết bị tăng đột biến... Mặt khác, các địa phương và người dân tại các vùng dự án chưa phối hợp đồng bộ trong việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư. Vì vậy mà mấy năm qua vào mùa nắng nóng và khô hạn luôn xảy ra tình trạng thiếu điện, ảnh hưởng tới sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Việc nguồn, lưới điện không đảm bảo tiến độ thi công vẫn chưa có chế tài đủ sức băt buộc mang tính quy kêt trách nhiệm đối với các chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, kể cả phía quản lý…</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
-    Yêu cầu vốn đầu tư cho xây dựng nguồn và lưới điện ngày càng lớn, trong khi giá điện hiện hành không đảm bảo đủ chi phí đầu vào, nếu tính trượt giá thì hầu như không tăng, gây khó khăn lớn cho EVN khi thiếu vốn đầu tư mở rộng - nâng cấp hệ thống điện và làm nản lòng nhiều nhà đầu tư tham gia vào phát triển nguồn điện. Cũng do thiếu vốn đầu tư mà ta phải lựa chọn các nhà thầu có gói thiết bị giá rẻ hơn, kéo theo việc các công trình nguồn điện sau khi hoàn thành xây dựng đã vận hành không ổn định, hỏng hóc kéo dài.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
-    Khu vực miền Nam có nhu cầu phụ tải điện chiếm tỷ trọng khoảng 50% toàn quốc. Do việc khai thác cung cấp nguồn khí đốt ngoài khơi cho sản xuất điện hạn chế, khu vực miền Nam cần phải xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than. Với điều kiện địa hình không thuận lợi, khoảng cách vận chuyển than xa hàng ngàn cây số và chưa nhập khẩu được than nên hầu hết các công trình NMNĐ than ở miền Nam chậm nhiều so với kế hoạch, dẫn đến nguy cơ thiếu điện cao trong vài năm tới, trong khi phụ tải điện vẫn không ngừng tăng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
-    Việc đầu tư phát triển sản xuất các thiết bị điện trong nước chưa theo kịp nhu cầu, dẫn đến Việt nam phụ thuộc nhiều vào thiết bị nhập ngoại. Hầu hết thiết bị nhà máy điện, các thiết bị bảo vệ lưới, cách điện cao áp… đếu phải nhập bằng ngoại tệ.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
-    Về phía hộ sử dụng điện, ý thức tiết kiệm và sử dụng điện hiệu quả của đại bộ phận xã hội còn kém. Giá điện ở nước ta thấp so với mặt bằng giá khu vực nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã triển khai xây dựng hàng loạt các nhà máy công nghiệp sản xuất thép, xi măng, vượt cả mức chỉ tiêu kế hoạch ngành trong 10 năm tới, gây khó khăn thêm trong cung cấp điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img width="400" height="858" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/7/tsd6.jpg" alt="" /></span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;">Ảnh minh họa: Website Viện Năng lượng<br />
</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (QHĐ 7) đã được Bộ Công Thương giao cho Viện Năng lượng lập, bản Báo cáo dự thảo QHĐ 7 sắp được trình trong vài tuần tới. Một số vấn đề quan trọng đã được đặt ra khi Viện nghiên cứu lập QHĐ 7 là:</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
1.    Rút ra những bài học kinh nghiệm thực hiện triển khai các QHĐ vừa qua, cần kiến nghị các biện pháp thúc đẩy tiến độ xây dựng nguồn và lưới điện truyền tải, đảm bảo đạt các yêu cầu quy hoạch;</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
2.    Cần được nhận thức rằng, một quy hoạch khôn ngoan không phải là đáp ứng nhu cầu điện đã dự báo bằng cách cho phép triển khai ồ ạt các dự án mà không xét đến khả năng hoàn thành thực hiện các dự án đó. Đầu tư dàn trải một số lượng lớn các dự án, không có trọng tâm ưu tiên, dẫn đến các yếu tố bất lợi sẽ làm cho hầu hết các dự án đều chậm.  </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
3.    Vừa qua, do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đến Việt Nam, một mặt làm chậm lại mức tăng trưởng nhu cầu phụ tải, đồng thời cũng gây ra hàng loạt khó khăn trong huy động vốn, giá cả thiết bị tăng cao và thời gian cấp hàng kéo dài, làm khó khăn cho các nhà thầu trong và ngoài nước… Tuy nhiên, tác động đó không kéo dài do những chính sách điều hành phù hợp của Chính phủ, hơn nữa nên kinh tế Việt nam chưa quá ràng buộc quá chặt vào các yếu tố kinh tế thế giới và vì vậy, nhu cầu điện đã đang hồi phục và tăng nhanh chóng trong các tháng đầu năm 2010. Nhưng nếu dự báo nhu cầu điện quá lạc quan cho thời gian tới, sẽ quay lại những khó khăn về huy động vốn và khả năng hấp thụ vốn khi triển khai đầu tư các công trình điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
4.    Thị trường điện nước ta đã có định hướng và lộ trình hình thành và phát triển theo các cấp độ, nhưng giai đoạn trước mắt sẽ còn nhiều khó khăn, và quá trình thực hiện cơ chế thị trường sẽ bị chậm lại do một số nguyên nhân: i) thị trường đang và sẽ vẫn thiếu hàng hoá, nguồn điện và lưới điện chưa đủ để cung cấp thì chưa thể nói đến cạnh tranh; ii) thị trường người mua có xu hướng luôn đòi hỏi phải được cấp đủ điện, nhưng không sẵn sàng trả giá theo giá cả thị trường mà muốn Nhà nước tiếp tục trợ giá, trong khi đa phần các yếu tố đầu vào cho cung cấp điện đều theo giá thị trường khu vực và quốc tế. Giá điện tăng một vài lần hầu như chỉ đủ chạy theo trượt giá và thực tế vẫn đứng ở mức bình quân không quá 5,5 US cent/kWh; iii) bộ máy quản lý điều tiết thị trường chưa đủ mạnh, còn đang hoàn thiện dần trong khi các cơ sở pháp lý cũng chưa theo kịp, chưa thể ngày một ngày hai có khả năng quản lý thị trường.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo dự thảo QHĐ 7, dự báo nhu cầu điện toàn quốc sẽ tăng bình quân từ 14% đến 16% hàng năm trong giai đoạn 2011-2015, tăng khoảng trên 11,5%/năm giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu điện sản xuất dự kiến năm 2015 là 194 – 211 tỷ kWh; năm 2020 là 329 – 362 tỷ kWh và năm 2030 là 695 – 834 tỷ kWh.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục cho nhu cầu xã hội, với nhu cầu điện như trên, chương trình phát triển hệ thống điện sẽ có quy mô rất lớn. Trong QHĐ 7, với phương án cơ sở dự kiến tổng công suất nguồn điện năm 2015 sẽ khoảng 42.500MW, gấp hơn 2 lần năm 2010 với tỷ trọng 33,6% thuỷ điện, 35,1% nhiệt điện than, 24,9% nhiệt điện dầu và khí, khoảng gần 4% nguồn năng lượng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, điện gió, sinh khối, mặt trời v.v..), còn lại khoảng 2,5% nhập khẩu. Đến năm 2020 tổng công suất nguồn điện sẽ khoảng 65.500MW với tỷ trọng thuỷ điện 26,6% (~17.400MW), nhiệt điện than tăng lên 44,7% (~29.200MW), nhiệt điện dầu-khí giảm xuống 19,6% (~12.800MW), nguồn năng lượng tái tạo chiếm 4,8% (~3.100MW), nhập khẩu chiếm 2,8% (~1.800 MW) và sẽ có tổ máy đầu tiên – 1000MW của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.  Năm 2030 tổng công suất nguồn điện lên tới 137.600MW, trong đó thuỷ điện chỉ còn chiếm 15,3%, nhiệt điện than tăng lên chiếm 56,1%, nhiệt điện dầu – khí 12,7%, công suất các nhà máy điện hạt nhân lên tới 10.700MW với tỷ trọng 7,8%, còn điện nhập khẩu chiếm khoảng 4,6%.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Đi theo việc xây dựng hàng loạt các nhà máy điện, hệ thống lưới truyền tải cũng có kế hoạch phát triển tương ứng với dự kiến năm 2020 dung lượng các trạm 500kV là trên 55.000MVA, trạm 220kV là trên 90.000MVA; tổng chiều dài lưới 500kV là 7.700km, lưới 220kV là  17.000km. Đến năm 2030 dung lượng các trạm 500kV là 83.500MVA, các trạm 220kV là 176.000MVA; từ năm 2021-2030 xây dựng thêm khoảng 3.000km đường dây 500kV và 5.100 km đường dây 220kV.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ước tổng vốn đầu tư cho phát triển hệ thống điện trong 20 năm tới rất lớn: khoảng 156 tỷ USD, bình quân hàng năm khảng 7,8 tỷ USD, bao gồm cả nguồn, lưới truyền tải và phân phối điện, trong đó giai đoạn 2011-2020 trung bình gần 6,9 tỷ USD với cơ cấu 74% cho các nhà máy điện và 26% cho xây dựng lưới điện. Giá thành trung bình dài hạn cho sản xuất, truyền tải và phân phối điện sẽ tăng lên khoảng trên 8,5 US Cent/kWh vào năm 2020, trong đó riêng giá thành sản xuất điện khoảng 6 US cent/kWh.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Với chính sách đa dạng hoá đầu tư xây dựng nguồn điện, ngày càng có nhiều ngành, đơn vị ngoài EVN tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy điện, tỷ trọng nguồn điện của EVN trong tổng cơ cấu năm nguồn điện 2009 là hơn 65% và dự kiến đến năm 2015 giảm xuống 62%. Khi có đủ điều kiện, hệ thống truyền tải, hệ thống điều độ điện sẽ tách khỏi EVN thành các công ty Nhà nước độc lập để thực hiện cung ứng điện trong cơ chế thị trường cạnh tranh.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để triển khai thực hiện QHĐ 7, đảm bảo có đủ điện cho nền kinh tế trong những năm tới, vấn đề quan trọng và khó khăn nhất là triển khai đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, thúc đẩy các dự án nguồn và lưới điện, nhất là các nguồn điện khu vực miền Nam, đảm bảo cung cấp than và khí đốt cho sản xuất điện, đồng thời có chính sách cụ thể khuyến khích đầu tư xây dựng các nguồn dùng năng lượng tái tạo (điện gió, điện sinh khối...) để giảm bớt lượng khí thải, giảm bớt sử nguồn nhiên liệu hoá thạch (đang trong quá trình suy giảm). Đặc biệt các phương tiện thông tin đại chúng cần tuyên truyền cho người dân và các doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, đồng thời Nhà nước cần xem xét tính hợp lý tăng giá điện để đảm bảo bù chi phí và có đủ vốn cho tái đầu tư phát triển ngành điện./.</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: right;"><strong><span style="font-size: small;">TS. PHẠM KHÁNH TOÀN - Viện Năng lượng</span></strong><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
Theo: Website Viện Năng lượng