Sự kiện

Sự việc Thủy điện An Khê Ka Nak: Đặt lợi ích người dân lên hàng đầu

Thứ tư, 13/7/2011 | 10:37 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Sự việc vận hành dự án Thủy điện An Khê Ka Nak thời gian qua, cụ thể là công tác phối hợp giữa các bên, việc tích nước - xả nước... là bài học chung cho các dự án thủy điện hiện nay. Trong đó, bài toán hài hòa các lợi ích cần được tính tới một cách cụ thể, kỹ lưỡng và đặc biệt, luôn đặt lợi ích của người dân ở mức cao nhất.</span></p>
<p>&#160;</p> <p><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span>Dòng sông Ba đoạn qua thị xã An Khê - Ảnh Chinhphu.vn</span></span></span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;<br /> <span style="font-size: small;">Chiều 7/7 tại Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai đã có cuộc họp lần cuối với các ban, ngành liên quan và thống nhất mức hỗ trợ cho bà con vùng dự án bị ngập trong tháng 5 vừa qua hơn 3 tỷ đồng. Đây là mức hỗ trợ cao hơn nhiều so với đơn giá hỗ trợ đền bù đang hiện hành tại tỉnh Gia Lai.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Câu chuyện tích nước – xả nước</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Dự án Thủy&#160; điện An Khê Ka Nak được xây dựng&#160; tại huyện KBang , Thị xã An Khê (Gia Lai) và huyện Tây Sơn (Bình Định), có công suất 173 MW. Đây là dự án được xây dựng ở bậc thang trên cùng của hệ thống thủy điện trên sông Ba.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Dự án này do EVN làm chủ đầu tư mà đại diện là Ban quản lý dự án Thủy điện 7.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Sau hơn 4 năm thi công, được sự đồng ý phê duyệt của EVN và sự chấp thuận của UBND tỉnh Gia Lai, dự án tích nước hồ An Khê để phục vụ phát điện tổ máy số 1 (nước từ hồ Kanak xả xuống hồ An Khê qua sông Ba đoạn đi qua huyện KBang dài khoảng 20km).</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo đó, ngày 7/4, Ban quản lý Thủy điện 7 đã có thông báo gửi UBND Thị xã An Khê, UBND Huyện KBang, UBND các phường, xã&#160; để thông báo cho nhân dân vùng dự án biết về việc hồ An Khê sẽ tích nước từ ngày 10/4/2011. Sau 8 ngày tích nước, mực nước hồ An Khê đạt cao trình 420m.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Ngày 19/5, Ban quản lý Thủy điện 7 đã có tiếp thông báo gửi các địa phương và nhân dân trong lòng hồ An Khê với nội dung hồ An Khê sẽ tích nước tới cao trình 429m kể từ 0h ngày 22/5/2011.</span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img width="370" height="196" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/7/Dong song ba doan qua Xa Dong.JPG" /><br /> &#160;<br /> <span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Dòng sông Ba đoạn qua xã Đông - Ảnh Chinhphu.vn</span></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo quan trắc của cơ quan khí tượng thủy văn, trong các ngày từ 23 - 25/5, tại khu vực hồ An Khê và hồ Ka Nak có mưa lớn. Lượng mưa lớn nhất lên tới 400mm.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc xả nước của dự án cộng thêm mưa lớn nên đêm 24/5 nước dâng cao gây ngập diện tích hoa màu ven sông Ba thuộc xã Đông và xã Nghĩa An thuộc huyện Kbang. Nước dâng cũng cuốn trôi một số máy hút cát, bơm nước và hai con bò của bà con ven sông. Đây là tổn thất không nhỏ đối với người nông dân vùng lòng hồ.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Do đó, việc hỗ trợ bà con vùng dự án bị ngập ở mức cao nhất có thể để khắc phục khó khăn, tiếp tục sản xuất là cần thiết.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Và bài học về sự&#160; chủ quan</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trao đổi với phóng viên, ông Lê Thanh Tâm, Phó Chủ tịch UBND Thị xã An Khê cho biết, hồi tháng Tư vừa qua, lưu lượng nước về sông Ba cực thấp có lúc chỉ được 1,7m3/s. Ban quản lý Thủy điện 7 lại thông báo chặn dòng tích nước hồ Ka Nak, khiến nhân dân trong vùng lo lắng vì sợ dòng sông Ba sẽ "chết" vì nước sẽ không về.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên,&#160; Ban quản lý Thủy điện 7 đã xả về hạ lưu 4m3/s theo đúng quy trình đã được các bộ, ngành phê duyệt. Từ đó, góp phần cấp nước, phục vụ sinh hoạt, sản xuất của người dân và "rửa sạch" lòng sông, vốn bị ảnh hưởng bởi một số nhà máy trong vùng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span></p> <table width="200" cellspacing="3" cellpadding="3" border="0" align="left"> <tbody> <tr> <td><img width="320" height="214" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/7/Ba con Xa Dong dang thu hoah ot.JPG" /></td> </tr> <tr> <td><span style="font-size: x-small;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span>Bà con xã Đông thu hoạch ớt - Ảnh Chinhphu.vn</span></span></span></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tại&#160; xã Đông, nơi bị thiệt hại nặng nhất, ven sông, cây cối đang xanh mướt. Bắp đang vào hạt, đỗ xanh đang chín đen và bạt ngàn là mía. Giữa sông nổi lên vô số ”đảo nhỏ” xanh rì cây cỏ.<br /> <br /> Phóng viên men theo bờ sông để tìm dấu tích tàn phá do vụ ngập, thấy hiện ra trước mắt khúc cua của dòng sông. Một số người địa phương đang dắt bò lội từ bờ bên kia sang. Chắc đây là nơi hẹp nhất của dòng sông Ba.<br /> <br /> Chị Nguyễn Thị Can, thôn 6 xã Đông cho biết, từ bao đời nay người dân ven sông tranh thủ mùa nước kiệt để gieo trồng. Mạnh nhà ai nhà đó làm, cũng nhiều năm đang giữa mùa nước kiệt bất ngờ nước dâng làm hỏng hết cây cối ven sông.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Vài năm trở lại đây, vào mùa khô không thấy nước ngập nên bà con thu hái được bộn tiền. Vào cái đêm 24/5, nước sông bất ngờ lên cao nhấn chìm hết cây cối ngoài bãi sông, nhiều nhà đang bơm nước, hút cát đều bị nước cuốn trôi&#160; máy móc.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nước ngập ở đoạn nào? Chị đưa tay vẽ một vòng rồi thủng thẳng: ngập cả ven sông và sườn sông đó, các cây chịu nước như mía, bắp, đỗ xanh còn trụ lại được chứ cây ớt chết ráo. “Nhà tôi cũng bị ngập một sào ớt đó”, chị Nguyễn Thị Can nói.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Thế các hộ gia đình trong thôn có được thông báo Thủy điện sẽ xả nước từ hồ Ka Nak về hồ An khê ? Chị Can trả lời “không biết”.</span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <table width="200" cellspacing="3" cellpadding="3" border="0" align="right"> <tbody> <tr> <td><img width="320" height="214" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/7/Cay mia dang len xanh ven song Ba.JPG" /></td> </tr> <tr> <td><span style="font-size: x-small;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span>Cây mía lên xanh ven sông Ba - Ảnh Chinhphu.vn</span></span></span></td> </tr> </tbody> </table> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Ông Trần Ngọc Thạch, Chủ tịch UBND xã Đông cho hay, xã ông có nhiều hộ canh tác ven sông nhất, do vậy thiệt hại cũng lớn nhất.<br /> <br /> Ông xác nhận ngày 19/5, xã đã nhận được thông báo của Ban quản lý Thủy điện 7 về việc xả nước, tích nước các hồ An Khê, Ka Nak và đã gửi các trưởng thôn để thông báo cho bà con. Đài phát thanh của huyện Kbang cũng thông báo việc này.<br /> <br /> Phóng viên phản ánh lại với ông, có người dân ở thôn 6 (chị Can) cho biết chưa được thông báo về việc này. Ông lặng đi một lúc rồi nói: mấy hôm đó, bọn tôi lu bu với công việc nên chưa kiểm tra lại việc bà con đã nhận được thông báo chưa? Vả lại chỉ vào mùa lũ nước mới về nhiều gây ngập nặng chứ vào mùa kiệt, ít khi nước to như vậy nên mọi người cũng chủ quan.<br /> <br /> Ông Trần Ngọc Thạch cho biết, đất ven sông ở xã Đông rất hợp với cây ớt nên khai khẩn được mét đất nào, bà con trồng ớt mét đó. Hiện quả ớt trồng trên vùng đất Kbang đang có giá. Giờ đây mọi người trắng tay, nên mong việc hỗ trợ đền bù sẽ sớm được giải quyết để bà con đỡ thiệt thòi.<br /> <br /> Tuy nhiên, ban đầu, công tác hỗ trợ đền bù cũng gặp vướng mắc. Theo ông Trần Ngọc Thạch, do số liệu thống kê thiệt hại chưa khớp nhau. Ban đầu&#160; việc kê khai chưa chính xác nên con số thiệt hại lên tới gần 17 tỷ đồng. Được biết, chiều qua, 7/7 tại Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai đã có cuộc họp lần cuối với các ban, ngành liên quan và thống nhất mức hỗ trợ cho bà con hơn 3 tỷ đồng.<br /> <br /> &#160;Tại công văn 1936/UBND-CNXD ngày 30/6/2011 gửi Ban Tuyên giáo Trung ương, UBND tỉnh Gia Lai cho biết đã phối hợp với Tập đoàn điện lực VN, Ban quản lý dự án Thủy điện 7 thành lập đoàn kiểm tra, xác minh, xác định khối lượng, mức độ và giá trị thiệt hại về tài sản của nhân dân do xả lũ. Việc chi trả tiền bồi thường thiệt hại cho dân sẽ được các cơ quan trên thực hiện nghiêm túc.<br /> </span></p> Theo: Minh Huệ - Báo Điện tử Chính phủ