Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thừa hưởng nguồn lợi xuất khẩu dầu và gas trong suốt các thập niên 1970-1990, nay đã nhận thấy sự hỗn loạn về năng lượng khi mức dự trữ sụt giảm, phải tìm tới nguồn cung cấp năng lượng mới và sạch. Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 13 ở Xinhgapo hồi tháng 11/2007 đã ra tuyên bố chung giới thiệu nguồn năng lượng nguyên tử dân sự bên cạnh những nguồn năng lượng khác có thể lựa chọn được.
Các nước Đông Á và ASEAN chỉ là một khu vực của thế giới hiện đang nhanh chóng bước vào lĩnh vực điện nguyên tử. Theo tài liệu về vấn đề nguyên tử, khu vực này dự định xây dựng 109 nhà máy điện nguyên tử, với 18 nhà máy đang được xây dựng và khoảng 110 nhà máy sắp khởi công. Thêm vào đó, khoảng 56 lò phản ứng cũng sẽ được xây dựng tại 14 quốc gia.
Trong số những quốc gia chủ chốt vùng Thái Bình Dương, chỉ có Niu Dilân và Xingapo không xây dựng lò phản ứng. Hầu hết lò phản ứng đều dự định xây dựng tại các nước mới phát triển: Trung Quốc (10 lò), Đài Loan (6), Ấn Độ (15), Pakixtan (2), Nhật Bản (55) và Hàn Quốc (20). Nhật Bản đang sản xuất 29% lượng điện từ các nhà máy nguyên tử, có hai nhà máy đang xây dựng và 10 nhà máy nữa sắp xây dựng. Nhật hiện nay là một "siêu cường plutonium" vì đang theo đuổi việc sử dụng plutonium như loại nhiên liệu sau khi tái chế chất thải lò phản ứng, ngay khi Nhật tích lũy trên 45 plutonium chiếm xấp xỉ 1/5 plutonium dự trữ toàn cầu.
Các nước ASEAN đều bày tỏ tham vọng về nguồn điện nguyên tử. Với sự trợ giúp của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Lào đang tự tìm nguồn năng lượng từ các nước ASEAN, và bán nguồn điện dồi dào cho Thái Lan và Việt Nam. Trong khi Lào đang nghèo không phải là ứng viên của chương trình phát triển điện nguyên tử cho mục đích dân sự, người láng giềng Mianma đã tuyên bố ý định xây dựng ít nhất một lò nghiên cứu và cử kỹ thuật viên tới Nga để huấn luyện. Các thanh tra của Cơ quan Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA), tới thăm Mianma năm 2001, đã không chấp nhận khung nguyên tắc cho phép nước này phát triển năng lượng nguyên tử. Nhưng không còn nghi ngờ gì nữa về khát vọng làm vũ khí nguyên tử của nước này mặc dù họ đang thiếu uranium làm giàu.
Ở các nước ASEAN, Thái Lan và Việt Nam cũng đã xác nhận ý muốn lựa chọn năng lượng nguyên tử, và Việt Nam đã đi xa hơn một bước từ mơ ước tới hiện thực.
Kể từ năm 1984, Việt Nam đã vận hành lò phản ứng có công suất 500 KW để nghiên cứu y tế nằm ở Tây Nguyên. Cuộc cải cách kinh tế đã giúp Việt Nam vươn lên cuối thập niên 1980 với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ điện. Dân số Việt Nam có thể tăng từ 76 triệu lên hơn 100 triệu vào năm 2020. Điện năng hiện nay được sản xuất từ các nhà máy thủy điện, nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá, và dầu, cung cấp một sản lượng cân đối cung cầu như một vài nước ASEAN khác. Dẫu vậy, nhà máy thủy điện cung cấp phần lớn điện năng cho vùng phía Bắc nước này lại không ổn định trong mùa hè, hoặc khi bị hạn hán. Vì vậy, Việt Nam hiện vẫn đang nhập điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc. Nhu cầu về điện gia tăng chắc chắn sẽ thúc đẩy Việt Nam tiến tới việc lựa chọn năng lượng nguyên tử.
Được sự trợ giúp của IAEA, Việt Nam đã thực hiện cuộc nghiên cứu về Năng lượng nguyên tử, có tên "Pre-Feasibility Study on the Introduction of Nuclear Power (1996-1999). Hồi năm 2005, Việt Nam loan báo sẽ bắt đầu xây dựng một nhà máy điện nguyên tử ở Ninh Thuận, miền Trung Việt Nam và sẽ đi vào hoạt động trong khoảng thời gian từ 2017-2020.
Tương tự, vấn đề xây dựng nhà máy điện nguyên tử ở Philippin đã được đặt ra dưới thời Chính phủ Ramos, và năm 2007 Chính phủ Arroyo nêu lại dự án nguyên tử Bataan lần nữa với sự khích lệ của Tập đoàn Điện năng Hàn Quốc (Korean Electric Power Corporation). Bài học kinh nghiệm của Philippin cho các nước ASEAN quá rõ ràng: khi các nhà khoa học và các kỹ sư của các nước tiến bộ trên thế giới sai lầm, tiềm ẩn của sự sai lầm sẽ hết sức nguy hiểm. Một Chernobyl của Việt Nam hay Nhật, kể cả Kashiwazaki là hoàn toàn có thể xảy ra.