Năng lượng xanh ở Châu Á – Vẫn còn rào cản
Thứ sáu, 25/11/2011 | 13:56 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Một chuyên gia về  năng lượng tái sinh tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) từng cho hay: Chúng tôi phải rất nỗ lực để thuyết phục các chính phủ nên tập trung vào năng lượng xanh. Tuy nhiên chỉ có  một số ít  quan chức ủng hộ phát triển loại năng lượng này, trong khi số còn lại thì không hăng hái.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<br />
Giá dầu tăng mạnh và ô nhiễm môi trường và những cảnh báo về nguồn nguyên liệu hóa thạch sắp cạn kiệt khiến làm các nước Châu Á quan tâm hơn tới năng lượng xanh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, khu vực này sẽ không sớm thoát khỏi sự phụ thuộc vào dầu, than và khí tự nhiên. Ngoài ra, chi phí đầu tư cho năng lượng xanh đang vượt xa khả năng tài chính của hầu hết các quốc gia khu vực này. Vấn đề là chi phí của các dự án năng lượng tái sinh như: điện mặt trời, điện gió, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học đè nặng lên vai các nhà đầu tư. Ngoài ra còn  vấn đề quyết tâm thúc đẩy cũng như hỗ trợ của chính phủ, khiến nhiều nhà đầu tư cho rằng, năng lượng xanh không khả thi khi các dự án này làm suy giảm két bạc của họ.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Một chuyên gia về  năng lượng tái sinh tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) từng cho hay: Chúng tôi phải rất nỗ lực để thuyết phục các chính phủ nên tập trung vào năng lượng xanh. Tuy nhiên chỉ có  một số ít  quan chức ủng hộ phát triển loại năng lượng này, trong khi số còn lại thì không hăng hái. Đây là một thứ rào cản trong khi nhóm Hòa bình Xanh và các tổ chức tài chính như ADB nói rằng, năng lượng tái sinh có ý nghĩa sống còn đối với các nền kinh tế Châu Á. Năng lượng tái sinh giúp giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ, giảm nhẹ biến động kinh tế khi giá dầu tăng, giảm ô nhiễm môi trường trong khu vực có hơn 50% dân số thế giới cư trú. Còn nhớ cách nay 7 năm, giá dầu thô trung bình trong tám tháng đầu năm 2004 ở Mỹ là chỉ là 38,67USD/thùng. Tháng 10/2011, giá dầu thô đạt mức 99USD/thùng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Giá dầu thô diễn biến phức tập phá vỡ các toan tính về CPI của nhiêu nước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo: Tới năm 2030, Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ phải đầu tư hàng nghìn tỉ USD vào ngành Năng lượng. Đa phần số tiền này được sử dụng để xây dựng nhà máy điện nhằm tăng số dân được sử dụng điện lưới quốc gia.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Theo các chuyên gia, năng lượng tái sinh có thể đáp ứng một phần nhu cầu năng lượng song các chính phủ cần thay đổi cách nghĩ và thông qua các đạo luật để tạo điều kiện thuận lợi cho điện xanh. Trên thực tế, đã có một số dấu hiệu thay đổi.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, hiện có nhiều kế hoạch tham vọng nhằm thúc đẩy năng lượng tái sinh. Những kế hoạch đó bao gồm việc nâng sản lượng điện từ năng lượng gió ở mức 570MW hiện nay lên 20.000MW vào năm 2020 và 50.000MW vào năm 2030. 1MW công suất điện có thể cung cấp năng lượng cho 1.000 hộ gia đình. Việc thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học nhiều hơn, như dùng phụ phẩm nông nghiệp như rơm, cặn đường và rác nông nghiệp để chạy nhà máy điện, có thể giúp Trung Quốc tiết kiệm 28 triệu tấn than mỗi năm.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Tại Nhật Bản, một trong những nước nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, các nhà hãng sản xuất ôtô đang đầu tư mạnh vào nhiên liệu hydro dành cho các loại xe mới. Tuy nhiên xe này đắt quá, vẫn ngoài tầm với của những người có thu nhập trung bình.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Thủ tướng Ấn Độ kêu gọi các quan chức và giới khoa học tăng tốc phát triển các nguồn năng lượng tái sinh cho quốc gia tiêu thụ dầu lớn thứ ba châu Á này. Để giảm lượng dầu mỏ tiêu thụ, Ấn Độ đã bắt đầu trộn xăng với ethanol cũng như tiến hành thử nghiệm một số loại phương tiện giao thông sử dụng hỗn hợp diesel sinh học chiết xuất từ thực vật và diesel dầu mỏ. Bộ Tài nguyên Năng lượng phi truyền thống của Ấn Độ ước tính nước này có tiềm năng sản xuất 80.000MW điện từ các nguồn tái sinh. Tuy nhiên, hiện nay năng lượng tái sinh ở Ấn Độ mới đạt 5.000MW, 50% trong số này có nguồn gốc từ năng lượng gió.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Pakistan cũng đang hướng sang năng lượng gió và nhiều công ty nước ngoài muốn xây dựng các nhà máy điện kiểu này tại đó. Bangladesh cũng đang nghiên cứu năng lượng gió với hy vọng thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn tế bào điện mặt trời tại những ngôi làng xa xôi, hẻo lánh.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chính phủ Philippines bắt đầu triển khai nhà máy điện sử dụng đường mía đầu tiên, đã có các loại xe của Chính phủ Philippines  bắt đầu sử dụng nhiên liệu pha 1% methyl ester từ dừa. Philippines, quốc gia sản xuất điện địa nhiệt lớn thứ hai thế giới, muốn đầu tư hơn nữa vào ngành này nhằm giảm sự thiếu hụt điện hiện nay.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Indonesia cũng đang đầu tư vào điện địa nhiệt nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng trưởng 10% của nước này. Trong khi đó, Thái Lan muốn thay thế xăng thông thường bằng một hỗn hợp gồm 10% ethanol cũng như tăng mức tiêu thụ ethanol mỗi ngày lên 12 lần vào năm 2006.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Mặc dù các động thái trên được coi là tích cực song các nhà phân tích nói rằng, năng lượng tái sinh cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu năng lượng tổng thể tại Châu Á trong tương lai gần. Một chuyên gia của Công ty Tư vấn FACTS cho rằng, người ta nói rất nhiều về năng lượng tái sinh và thay thế khi giá dầu thế giới tăng cao. Tuy nhiên, sự thực là năng lượng tái sinh vẫn chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong bức tranh năng lượng tổng thể của vài chục năm tới. Đây là thực trạng, thậm chí xét theo những viễn cảnh lạc quan nhất.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vậy là rào cản chi phí và chính sách sẽ cản trở năng lượng xanh phát triển. Cụ thể là thiếu luật và biện pháp ưu đãi của chính phủ. Một chuyên gia khác cho hay Robert Kleiburg, giám đốc chiến lược tại Shell Renewable cho rằng, ngành Điện mặt trời đang tăng trưởng 30% mỗi năm bởi giá thành của công nghệ này đang giảm và nhiều người tại Châu Á không thể tiếp cận với mạng lưới điện quốc gia. Như vậy, điện mặt trời đã có thể cạnh tranh với nhiên liệu thông thường. “Công ty của chúng tôi đầu tư mạnh vào năng lượng gió song chưa hoạt động ở Châu Á. Cần phải có tiến trình hoạch định để đánh giá tác động xã hội và môi trường của turbine gió đối với cộng đồng địa phương. Cũng cần có sự ủng hộ về mặt chính sách dành cho các nhà đầu tư để họ thu được lợi nhuận” – Kleiburg nói.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Như vậy, để phát triển năng lượng tái sinh, vấn đề then chốt là giảm chi phí. Muốn vậy, các chính phủ cần đưa ra biện pháp khuyến khích. Nếu chúng ta không có công thức tính giá đúng đối với năng lượng tái sinh, ngành này sẽ không thể cất cánh. Hoàn toàn sai lầm khi bán năng lượng tái sinh chỉ dựa trên lý do về môi trường. Một chuyên gia khác kêu gọi các công ty đầu tư nhiều dự án điện xanh tại Châu Á để chứng tỏ với chính phủ các nước rằng công nghệ này là khả thi. Thúc đẩy sử dụng năng lượng mặt trời, gió và nhiên liệu sinh học cũng như xây dựng các nhà máy thủy điện nhỏ tại vùng xa xôi hẻo lánh, không thể tiếp cận điện lưới quốc gia, sẽ giúp giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch và nâng cao tiêu chuẩn sống.<br />
<br />
Theo ADB, tập trung vào năng lượng tái sinh là việc làm tốt song cũng cần quan tâm đầy đủ tới việc làm cho các loại năng lượng truyền thống trở nên sạch hơn. Chẳng hạn, Trung Quốc là nước sản xuất than lớn nhất thế giới. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo tới năm 2030, sản lượng than hàng năm của nước này sẽ tăng gấp đôi, đạt 2,3 tỉ tấn. Theo đó  điều quan trọng là các chính phủ tập trung vào việc làm cho việc sản xuất điện từ than trở nên sạch hơn trong khi vẫn chưa thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu truyền thống.<br />
</span></p>
Theo: Petrotimes