Người chiến sĩ năm ấy, bây giờ là NGƯT Phạm Hữu Lượng

Thứ năm, 3/11/2011 | 16:39 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Tôi gặp Nhà giáo Ưu tú Phạm Hữu Lượng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Điện (thuộc Tậạp đoàn Điện lực Việt Nam) vào một ngày sát mùa tuyển sinh năm học 2011-2012. Với dáng người cao lớn, nhanh nhẹn, nụ cười cởi mở, cái bắt tay ấm và xiết chặt, truyền sang tôi tình cảm đồng chí nồng ấm của người lính xe tăng cách đây vừa tròn 40 năm.</p>
<p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><img width="300" height="409" align="left" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/11/Cdang nghe dien.JPG" alt="" />Đó là năm 1972, thầy Lượng đang là sinh viên năm thứ 4, khoa chế tạo máy chính xác, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nhập ngũ vào D195, E568, sau đó biên chế về Trung đoàn xe tăng 207 chuyên huấn luyện kíp xe. Còn tôi vào Trung đoàn xe tăng 201 B hành quân gần 2.000 cây số, chi viện cho chiến trường Nam Bộ “quần nhau với giặc” suốt 4 năm trời. Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975) tôi về học tại Trường Đại học Tổng hợp thì biết anh Lượng cũng đã trở về học tiếp tại trường Đại học Bách khoa. Ra trường, anh về nhận công tác tại Nhà máy Thiết bị điện Đông Anh, còn tôi nhảy sang làm báo. Làm nghề viết, tôi cảm thấy nợ đời, nợ đồng đội quá nhiều, nên tôi viết cuốn ký sự chiến tranh “Một thời gửi lại” về bộ đội tăng thiết giáp Nam Bộ. Cuốn sách được giáo sư, thượng tướng Hoàng Minh Thảo viết lời tựa. Năm 2006, Nhà xuất bản Hội Nhà văn in lần thứ 1. Năm 2007 và 2009, Nhà xuất bản Thanh Niên in tiếp lần thứ 2 và thứ 3. Tôi tặng thầy Lượng cuốn sách đề hồi tưởng lại thời đạn bom mà như bài ca người lính có câu “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”. Đó là sự lựa chọn của cả một thế hệ trí thức cách mạng khi đất nước lâm nguy.</span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Bây giờ chúng tôi đã ở cái tuổi 59, thời gian chỉ còn đúng 1 năm nữa là “hưu”. Tỏi hỏi thầy Lượng cảm nghĩ thế nào ở mùa tuyển sinh cuối cùng trong nghề làm thầy?Thầy Lượng cười vang: “Hoàn tất, nhưng cũng bâng khuâng anh ạ”. Giọng nói sôi nổi như làn gió mát lan tỏa khắp căn phòng của chiều hè oi bức. Trong thầy tổng hợp được tố chất quyết liệt của người lính, quyết đoán của nhà quản lý, quyết hiểu tới tận cùng bản chất sự việc của nhà giáo chuyên ngành kỹ thuật. Thầy Lượng tâm sự rằng, thầy và tôi còn may mắn trở về học tiếp và có tới ngày hôm nay, còn phần lớn anh em trang lứa đã hy sinh trong cuộc chiến. Thuở ấy, thầy Lượng là học sinh chuyên Toán khóa I (1965-1968) Trường Lê Hồng Phong – Nam Định. Năm 1968, thầy đoạt Giải Toán lớp 10 toàn miền Bắc. Trong số 20 học sinh chuyên Toán Khóa I năm ấy, bây giờ chỉ điểm trên đầu ngón tay.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trước khi giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Điện, thầy Lượng làm công tác kỹ thuật tại Nhà máy Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh, đúng 19 năm. Thầy đã kinh qua cương vị cán bộ kỹ thuật (1976-1986); Phó quản đốc (1986-1987); Quản đốc (1987-1993); Trưởng phòng Kỹ thuật (1993-1995). Những năm tháng kinh qua 4 vị trí công tác kỹ thuật, được lãnh đạo Nhà máy tin tưởng giao đảm trách thêm công tác bồi huấn, đào tạo tay nghề cho công nhân theo hình thức tự đào tạo và đào tạo tại chỗ. Cái nghề làm thầy đã bắt đầu từ đấy.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đến giữa năm 1995, thầy được cấp trên đề bạt vào vị trí Hiệu trưởng – Trường Đào tạo nghề Cơ – Điện. Trải qua 5 năm trên vị trí quản lý, thầy đã cùng tập thể thầy cô giáo và CB-CNVC Nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, cung cấp hàng ngàn công nhân kỹ thuật có tay nghề cho sự phát triển ngoạn mục của ngành Điện những năm 1995-2000.<br /> Bước sang năm 2000 – năm mở đầu thế kỷ 21, cũng là năm mở đầu thời kỳ CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, mở ra nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho đất nước nói chung và cho ngành Điện nói riêng. Để đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Bộ Công nghiệp (cũ) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã quyết định sát nhập Trường Đào tạo nghề Cơ - Điện vào trường Đào tạo nghề Điện. Thầy Phạm Hữu Lượng được cấp trên bổ nhiệm chức Hiệu trưởng (sau khi hợp nhất 2 trường). Để đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cũng như chuẩn hóa ngành nghề đào tạo ngày một cao của ngành Điện, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có Quyết định số 257/QĐ-BLĐTBXH ngày 15/2/2007, nâng cấp trường Đào tạo nghề Điện lên thành Trường Cao đằng nghề Điện – trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đến nay, EVN đã có 1 trường cao đẳng nghề, cùng nhau phối hợp đào tạo nhân lực cho Ngành trong giai đoạn mới hiện nay.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Đã 11 năm đi qua kể từ khi trường được nâng cấp với 2 cơ sở đào tạo: Cơ sở 1 tại xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Tp.Hà Nội; Cơ sở 2 tại xã Yên Viên, huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội, khoảng cách 2 cơ sở xa nhau 30 cây số. Nhìn lại chục năm lại đây, tình trạng “báo động” chung về nguồn nhân lực cho ngành Điện nói riêng và xã hội nói chung là “thừa thầy, thiếu thợ”. Hơn lúc nào hết, thầy Lượng đã tập trung tâm huyết giải quyết bài toán nhân lực “thiếu thợ” trên cơ sở năng lực sẵn có của Nhà trường. Là kỹ sư đã kinh qua thực tế sản xuất hàng chục năm, nên thầy có một kho kinh nghiệm và kiến thức quý giá để tham gia vào lĩnh vực đào tạo, nhất lại là đào tạo kỹ thuật rất cần thực tế từng trải như thầy. Mấy năm liền, vừa quản lý, vừa tham gia giảng dạy, vừa Chủ nhiệm các đề tài khoa học về dạy nghề như: Chủ nhiệm 2 đề tài “Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề thí nghiệm điện” và “Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề quản lý điện nông thôn”. Thầy còn là đồng Chủ nhiệm “Chương trình khung trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề lắp đặt đường dây tải điện và biến áp”. Đây là 3 đề tào cấp bộ, được đánh giá xuất sắc, góp phần ứng dụng vào thực tế đào tạo của Nhà trường đạt kết quả cao. Trên cương vị Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng – người “đứng mũi, chịu sào”, thầy Lượng đã cùng tập thể thày cô giáo và CB-CNVC đưa công tác đào tạo của Nhà trưởng phát triển theo thời gian:</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - Số lượng và trình độ đào tạo: Mỗi năm Nhà trường đã tuyển “đầu vào” trên 2.000 em. Đào tạo nghề theo 3 cấp độ: Cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng tay nghề cho người lao động theo yêu cầu của các cơ sở sản xuất. Vừa có đào tạo mới, vừa có đào tạo lại, vừa có bồi huấn và tổ chức thi nâng bậc. Trong đào tạo mới, Nhà trường đã có đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học, tạo cơ hội cho người học được lên cấp độ cao hơn. Trưởng đã tạo được thế mạnh, xây dựng thương hiệu uy tín về đào tạo hệ kỹ sư thực hành và thợ lành nghề.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> - Cơ sở vật chất của cả 2 cơ sở được xây dựng khang trang, đủ đáp ứng cho hàng ngàn học sinh học tập, thí nghiệm, thực hành trên các trang thiết bị phù hợp và hiện đại. Nhà trường có đầy đủ chỗ ở nội trú cho 100% học sinh, sinh viên với các điều kiện phục vụ ăn ở, thư viện, câu lạc bộ, sân bóng, nhà thi đấu thể dục thể thao … trong khuôn viên quản lý của Nhà trường. Có được thành công này là nhờ thày Lượng đã có giải pháp hợp lý và quyết đoàn khi sử dụng nguồn vốn của EVN và vốn tự có của Nhà trường.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Song song với đầu tư cơ sở vật chất dạy và học là cuộc sống của giáo viên và CBCNVC Nhà trường khá lên trông thấy. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, thầy Lượng cùng tập thể nhà trường chăm lo cho mỗi gia đình giáo viên và CBCNVC có được nền đất để làm nhà ở, mọi người phấn khởi an tâm công tác, đoàn kết nhất trí cao độ, tạo nên sức mạnh tổng hợp thúc đẩy Nhà trường phát triển toàn diện và bền vững. Chỉ tính thời gian mấy năm lại đây, tập thể mà thầy Lượng đang đảm nhân trọng trách đã có 4 giáo viên đạt danh hiệu dạy giỏi toàn quốc, 12 giáo viên dạy giỏi cấp Bộ, 16 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 148 giáo viên dạy giỏi cấp Trường, 29 sinh viên và học sinh giỏi cấp thành phố và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nhà trường được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất và Huân chương Chiến công hạng Nhì. Trong thành tích chung của tập thể, thầy Lượng được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo Ưu tú (2002), 01 Huân chương Lao động hạng Ba (2007), 02 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2002, 2003), 07 Bằng khen của Bộ Công nghiệp (cũ), 06 lần là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp Bộ, 02 Huy chương vì sự nghiệp phát triển công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Trong dịp kỷ niệm 44 năm ngày Truyền thống của Nhà trường (9/2011), thầy Lượng được bình chọn tham gia xét tặng “Biểu tượng vàng nguồn nhân lực Việt Nam, lần thứ I, năm 2011”.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Với Nhà giáo Ưu tú Phạm Hữu Lượng, thầy đã đi trên con đường mà nhiều người nhận xét đó là “thế hệ vàng” của lớp trí thức đã trải qua khói lửa chiến tranh, được quăng quật trong những năm khó khăn thời bao cấp, được căng buồm khi luồng gió của công cuộc đổi mới đất nước, tố chất ấy đã cô đọng trong thày vững vàng về kiến thức, kiên định về lập trường, quyết liệt về hành động. Thầy đã để lại dấu ấn cho Nhà trường cũng như nền tảng đã xây dựng, để cho thế hệ kế cận xây tiếp chiều cao của Trường cao đẳng nghề Điện trong giai đoạn tới.<br /> </span></p> Theo: Tạp chí Công nghiệp