Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung: Nguồn nhân lực chất lượng của ngành điện

Thứ năm, 6/10/2011 | 15:25 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Trường Cao đẳng Điện lực Miền Trung nhiều năm qua được biết đến là một địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng của ngành điện.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">&#160; </span></p> <p style="text-align: center;"><img width="400" height="267" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/10/Attachments/truongd.jpg" alt="" /></p> <p style="text-align: center;">&#160;</p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;">Sinh viên trong giờ thực hành</span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Được thành lập từ năm 1983 với quy mô và tên gọi ban đầu là Trường Kỹ thuật điện thuộc Công ty Điện lực 3, Trường đã không ngừng phát triển, lớn mạnh, được nâng cấp thành Trường Trung học điện 3 năm 1997, năm 2000 được Bộ Công nghiệp quyết&#160; định về trực thuộc EVN và năm 2006 được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Quy mô của Trường hiện nay đã đạt trên 4000 HSSV, 130 giảng viên, cán bộ (trong đó có 41 nguời có trình độ thạc sỹ, 20 người đang học cao học). Năm học 2011 – 2012, Trường đã tuyển sinh được 1300 học sinh, sinh viên các cấp học; trong đó, hệ Cao đẳng chuyên nghiệp 800 sinh viên (ngành Hệ thống điện, Điện tử viễn thông, Kế toán, Tài chính-Ngân hàng, Quản trị kinh doanh); hệ Trung cấp chuyên nghiệp 500 học sinh (ngành Hệ thống điện, Điện tử-viễn thông, Kế toán). Hiện Trường đang triển khai việc tuyển sinh hệ đại học liên thông với Đại học Điện lực và liên thông với ĐH Bách khoa Đà Nẵng.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Những năm gần đây, hoạt động của Trường gặp phải một số khó khăn do sự phát triển mạnh về số lượng các Trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước, áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực đào tạo ngày càng cao; bên cạnh đó, một số khó khăn về tình hình tài chính vì kinh phí hoạt động không được cấp theo chỉ tiêu đào tạo cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với Trường. Tuy nhiên, với nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo, giảng viên, CBCNV giàu kinh nghiệm và tâm huyết, Trường đã có giải pháp để hoạt động hiệu quả, từng bước xây dựng và củng cố thương hiệu của một địa chỉ đào tạo nguồn nhân lực ngành điện chất lượng tại khu vực miền Trung.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hằng năm, dù kinh phí khó khăn nhưng nhà trường đã đầu tư hàng tỷ đồng mua trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thí nghiệm, thực hành cho HSSV. Một số vật tư thiết bị lớn được trang bị trong năm như: Thiết bị phòng thí nghiệm điện tử công suất, phòng thiết bị viễn thông, thiết bị phòng vi tính, trang bị đủ tivi 42 inches tại các phòng học, trang bị thêm 200 bộ bàn ghế học sinh. Trường cũng đã tăng cường số lượng đầu sách chuyên môn, giáo trình giảng dạy cho thư viện; thực hiện biên soạn mới và hiệu chỉnh 50 giáo trình, đầu tư thêm 400 đầu sách, tài liệu giáo trình cung cấp cho sinh viên và giảng viên tham khảo, đáp ứng tốt cho việc giảng dạy và học tập, kinh phí đầu tư trên 400 triệu đồng cho công tác mua, in ấn tài liệu giáo trình, sách tham khảo, đảm bảo các môn học đều có bài giảng, giáo trình cho HSSV nghiên cứu học tập; tích cực xây dựng các hệ thống tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu, xây dựng các bộ hình ảnh, video phục vụ cho giáo cụ trực quan, đặc biệt, thư viện điện tử, tài liệu, giáo trình số được xây dựng ngày càng phong phú, hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác dạy - học. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong hoạt động chuyên môn, Trường luôn thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy về đào tạo, thường xuyên theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, chấm điểm thi đua của các lớp HSSV hàng tháng để kịp thời có biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. Việc tổ chức giảng dạy, đánh giá kết quả học tập, xếp loại học tập, tổ chức thi tốt nghiệp, xếp loại tốt nghiệp đã thực hiện đúng theo các qui chế đào tạo hiện hành, đánh giá tổng hợp nhiều mặt trong quá trình học tập của HSSV, trong đó chú trọng kết quả kiểm tra thường xuyên, nhận thức và thái độ của HSSV khi tham gia thảo luận các chuyên đề, điểm đánh giá phần thực hành, về chuyên cần, điểm thi đều được quan tâm, không xem nhẹ bất cứ phần nào. Việc tổ chức thi, kiểm tra được tổ chức nghiêm túc, công bằng. Nhà trường còn trang bị hệ thống đánh giá kết quả học tập của HSSV bằng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, quản lý kết quả học tập qua mạng, điều này làm đơn giản hơn trong việc quản lý, theo dõi, tổng kết điểm, giúp HSSV dễ dàng biết được kết quả học tập của mình.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Bên cạnh hoạt động dạy học, Trường cũng đã thực hiện tốt nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Trong năm học 2010-2011, toàn trường thực hiện được 05 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, các đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vấn đề cải thiện chất lượng dạy học; ứng dụng một số phần mềm mới trong tính toán mô phỏng hệ thống điện, các giải pháp tăng thời lượng thực hành cho sinh viên mà không phải mua sắm nhiều thiết bị. Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn, đã giải quyết nhiều vấn đề vướng mắc trong công tác giảng dạy của Trường.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Công tác nghiên cứu chế tạo thiết bị dạy học trong năm 2010-2011 đã có những chuyển biến tích cực. Đội ngũ giảng viên của Trường đã chế tạo nhiều thiết bị tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc; các thiết bị dự thi đều đạt giải cao và đã góp phần mang vinh dự về cho Nhà trường. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Gần 30 năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, Trường Cao đẳng Điện lực miền Trung, tiền thân là Trường Kỹ thuật điện thuộc PC3, đã để lại dấu ấn trên khắp các công trình, nhà máy điện khu vực miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Lực lượng lao động từ “lò đào tạo” này đã toả ra về khắp các đơn vị ngành điện trên địa bàn, góp tay xây dựng diện mạo ngành điện miền Trung ngày càng khởi sắc.<br /> <br /> </span></p> Theo: EVNCPC