Nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận: Nếu phát hiện mất an toàn sẽ thay đổi địa điểm
Thứ sáu, 18/3/2011 | 14:42 GMT+7
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;">Việt Nam sẽ xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Ninh Thuận. Dự án đang trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình Thủ tướng phê duyệt địa điểm đầu tư. Nếu phát hiện địa điểm đặt nhà máy nằm trong vùng có nguy cơ mất an toàn, dự án vẫn có thể xem xét lại.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 0);"><span style="font-size: small;"><br />
<em>* Điều mà dư luận quan tâm là VN sẽ lựa chọn công nghệ lò phản ứng hạt nhân tại Ninh Thuận như thế nào, liệu có an toàn trong trường hợp xảy ra động đất không, thưa ông?</em><br />
<br />
- Các lò phản ứng bị sự cố ở Nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Fukushima - 1 thuộc loại lò sử dụng công nghệ đời đầu thế hệ thứ hai. Hiện nay công nghệ lò phản ứng hạt nhân trên thế giới đã bước sang thế hệ lò thứ ba. Ngoài những tính năng ưu việt, người ta cũng chú trọng hơn hệ số an toàn như mức độ chịu đựng được động đất cường độ lớn, để thiết kế các hệ thống nước làm mát linh hoạt, có thể ứng cứu được sự cố.<br />
<br />
Với hai nhà máy ĐHN của VN là Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, công suất mỗi nhà máy 2.000MW, theo chỉ đạo của Chính phủ, việc lựa chọn công nghệ của Nga và Nhật - các nước có công nghệ ĐHN tiên tiến - đã được kiểm chứng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, thiết kế ở mức cao nhất. Hiện Chính phủ đã cho phép cả 2 nhà máy được triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi, đồng thời với việc lập báo cáo đầu tư và trình Thủ tướng phê duyệt địa điểm đầu tư dự án.<br />
<br />
<em>* Theo đánh giá của các chuyên gia, mức độ xảy ra động đất tại Ninh Thuận ra sao, thưa ông?</em><br />
<br />
- Theo những nghiên cứu trong báo cáo tiền khả thi, Ninh Thuận là địa điểm có nền đất đá hoa cương, mức độ xảy ra động đất thấp. Tuy nhiên, trong giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, chúng tôi yêu cầu tư vấn Nhật Bản có những khảo sát kỹ lưỡng, chi tiết, không chỉ trong khu vực dự án, mà phải khảo sát trong vòng bán kính tới 40km.<br />
<br />
Ngoài ra, địa điểm đặt nhà máy ĐHN còn phải đáp ứng tới 19 tiêu chí đảm bảo an toàn tuyệt đối như điều kiện địa chất, địa hình, nền đất, bão, sóng thần, gần biển để đảm bảo nguồn nước làm mát, điều kiện về dân cư... Những khu vực nằm trong số các quy định loại trừ đều không được chọn để xây nhà máy ĐHN. Chẳng hạn, như loại trừ ngay các khu vực nằm trong vùng chịu tác động trực tiếp bởi các đứt gãy hoạt động; vùng có cường độ động đất từ cấp 8 trở lên...<br />
<br />
* Quá trình thực hiện quan trắc thực địa, đặt giả thiết phát hiện có những nguy cơ mất an toàn tại vùng dự kiến đặt nhà máy ở Ninh Thuận, liệu EVN có kiến nghị dừng xây dựng nhà máy?<br />
<br />
- Điều này là chắc chắn. Theo tiến độ của dự án, trong quá trình lập báo cáo NCKT, nhà thầu sẽ phải mất khoảng 1 năm cho quá trình quan trắc thực địa, trên cơ sở các số liệu đo đạc, khảo sát mới tiến hành lập báo cáo đầu tư, trình chủ đầu tư và chủ đầu tư xem xét, trình Thủ tướng phê duyệt địa điểm. Bởi vậy, dự án có thực hiện hay không thực hiện chính là trong giai đoạn này. Vấn đề an toàn luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu, sau mới tính đến hiệu quả kinh tế của dự án.<br />
<br />
</span><em><span style="font-size: small;">- Xin cảm ơn ông.</span></em></span></p>
<table width="500" cellspacing="3" cellpadding="3" border="0">
<tbody>
<tr>
<td style="text-align: justify;"><span style="color: rgb(0, 0, 0);"><span style="font-size: small;"><span style="background-color: rgb(255, 255, 153);">Theo các tiêu chí lựa chọn công nghệ của Nhà máy ĐHN Ninh Thuận 1 - 2, thì đối tác cung cấp công nghệ phải đáp ứng được 6 tiêu chí: Là nước có công nghệ hạt nhân tiên tiến; lò phản ứng tiên tiến; công nghệ lò mới, đã qua kiểm chứng; đảm bảo cung cấp tài chính; đảm bảo nhiên liệu cho vận hành nhà máy; xử lý chất thải hạt nhân và đào tạo nguồn nhân lực ĐHN. Theo tính toán, ĐHN do không phụ thuộc vào các dạng nhiên liệu sơ cấp nên được xem là khá kinh tế, tuy suất đầu tư ban đầu lớn (khoảng 3.000USD/kWh), nhưng nhà máy hoạt động khá ổn định (trong vòng từ 40-60 năm) và độ an toàn cao. Trên thế giới, Nga và Nhật Bản là hai cường quốc điện hạt nhân lớn.     Q.T</span></span></span></td>
</tr>
</tbody>
</table>
Lao động