Sự kiện

Giá điện cho người nghèo được thực hiện ra sao?

Thứ sáu, 11/3/2011 | 10:21 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Người nghèo, người thu nhập thấp sẽ ứng phó ra sao trước thực tế tăng giá điện? Vấn đề này đang được rất nhiều độc giả quan tâm. Để có câu trả lời cho bạn đọc, chúng tôi đã phỏng vấn ông Trịnh Ngọc Khánh - Trưởng Ban Kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). </span></p>
<p><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><strong>Ưu đãi về giá điện với hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp</strong></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> <strong><em>PV: </em></strong><em>Thưa ông, trong biểu giá điện năm 2011, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có dành sự ưu đãi cho người nghèo. Đề nghị ông cho biết cụ thể những ưu đãi này?</em></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong>Ông Trịnh Ngọc Khánh:</strong> Điểm rất mới trong biểu giá điện năm 2011 có dành ưu đãi đối với những hộ nghèo, hộ thu nhập thấp thường xuyên sử dụng không quá 50kWh/tháng. Cụ thể là, họ sẽ được hưởng giá điện 993 đồng/kWh, còn nếu không thuộc đối tượng này thì giá là 1.242 đồng/kWh. Như vậy, giá áp dụng ưu đãi hộ nghèo và thu nhập thấp bằng 80% các hộ bình thường. Theo tính toán của chúng tôi, nếu dùng dưới 50kWh/tháng, mỗi hộ nghèo, hộ thu nhập thấp mỗi tháng tiết kiệm được 13.700 đồng tiền điện so với các hộ bình thường.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> Với riêng các hộ nghèo theo tiêu chí của Chính phủ, trong lần điều chỉnh giá điện lần này, có 2 ưu đãi, cụ thể mỗi hộ nghèo được hỗ trợ từ ngân sách 30.000 đồng/tháng, và được hỗ trợ thêm từ ngành điện, như nói ở trên</span></span>.</p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><em><strong>PV:</strong> Để được hưởng ưu đãi, các hộ thuộc diện ưu đãi phải hoàn thiện thủ tục hồ sơ gì?</em></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong>Ông Trịnh Ngọc Khánh:</strong> Hiện nay, các hộ dùng điện mua điện dưới hai hình thức, một là mua trực tiếp với các đơn vị trực thuộc EVN, hai là các hộ ký hợp đồng mua điện với các tổ chức bán lẻ điện ở nông thôn, như các HTX, Công ty cổ phần điện lực…</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> Với các khách hàng mua điện từ các đơn vị không trực thuộc EVN, thì mẫu đăng ký do đơn vị bán điện hướng dẫn. Còn nếu mua điện từ EVN thì có mẫu thống nhất. Cụ thể là, khi đi đăng ký, các hộ nên mang theo hóa đơn tiền điện tháng gần nhất, hoặc hợp đồng mua bán điện, vì trên đó có địa chỉ, công tơ… giúp nhân viên điện lực có thông tin giải quyết đăng ký nhanh hơn.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> Việc đăng ký không hạn chế. Các hộ gia đình có thể đến điểm thu tiền điện, hay trụ sở điện lực để đăng ký. Chúng tôi cũng sẽ chuyển mẫu đăng ký đến tận thôn, xóm để tiện cho người dân. Khi đến đăng ký chỉ cần ký tên vào giấy đăng ký, không cần bất kỳ sự chứng nhận từ địa phương.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> Tuy nhiên, những hộ hiếm khi sử dụng dưới 50kWh/tháng thì không nên đăng ký. Vì ngay trong tháng đó, nếu sử dụng vượt quá con số 50kWh (50 số) thì sẽ bị loại khỏi danh sách hưởng ưu đãi.</span></span></p> <p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img height="293" width="450" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/3/Anh Dien luc/Dua dien ve nthon Cbang.jpg" /></span></span></p> <p style="text-align: center;">&#160;<span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span style="font-family: Arial;">Đưa điện về nông thôn Cao Bằng</span></span></span>. <span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><span style="font-family: Arial;">Ảnh: VOV News</span></span></span></p> <p style="text-align: justify;"><br /> <span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"> </span><strong><span style="font-family: Arial;">Trường hợp không được hưởng ưu đãi</span></strong></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong><em>PV: </em></strong><em>Thưa ông, nếu hồ sơ hoàn thiện trong tháng 3, thì được hưởng ưu đãi từ thời điểm nào?</em></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong>Ông Trịnh Ngọc Khánh:</strong> Việc tổ chức đăng ký theo quy định của Chính phủ là trong tháng 3. Và để thống nhất áp dụng thì chúng tôi thống nhất từ kỳ hóa đơn tháng 4. Đó là áp dụng với các hộ hiện đang được cấp điện. Sau tháng 3, các hộ đăng ký sử dụng điện cũng có thể đăng ký.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong><em>PV: </em></strong><em>Trường hợp nào thì không được hưởng ưu đãi, vì có thể hộ nghèo, hộ thu nhập thấp thay đổi theo thời gian?</em></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong>Ông Trịnh Ngọc Khánh: </strong>Cần lưu ý là đối tượng nghèo và thu nhập thấp được hưởng ưu đãi khi sử dụng thường xuyên dưới 50kWh/tháng. Tức là dù nhu cầu sử dụng biến đổi như thế nào thì mức sử dụng vẫn phải dưới cận này. Trong quyết định của Chính phủ cũng quy định: liên tiếp 3 tháng sẽ được ngành điện theo dõi, không được quá 150 số (tính cả 3 tháng, sai số 5kWh). Nếu tháng đầu tiên đã dùng hết 150 số thì tháng thứ 2 sẽ bị loại khỏi danh sách được hưởng ưu đãi. Nếu tổng cộng tháng thứ nhất và tháng thứ hai dùng quá 150 số thì trong tháng thứ 3 bị loại khỏi danh sách. Và tương tự trong 3 tháng mà dùng quá 150 số, thì từ tháng thứ 4 bị loại khỏi danh sách.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> Ngành điện sẽ phối hợp với chính quyền địa phương để giúp hộ nghèo được hưởng ưu đãi về giá điện.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <em><br /> <strong>PV: </strong>Các hộ trước đây tách hộ khẩu, tách công tơ, và nay, để hưởng ưu đãi họ sẽ tiếp tục tách công tơ. Thực tế này EVN có biết và có lưu ý gì, thưa ông?</em></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong>Ông Trịnh Ngọc Khánh: </strong>Kể từ 2009 đến nay, trong hướng dẫn thực hiện giá điện quy định, nếu các hộ gia đình sử dụng chung một công tơ vẫn được hưởng định mức tương đương số hộ gia đình. Ví dụ có 3 hộ gia đình dùng chung công tơ, thì mỗi định mức tính giá vẫn được nhân 3 lần. Còn trường hợp cùng hộ khẩu, cùng chung mảnh đất, nhưng sống riêng các nhà khác nhau, có nhu cầu tách công tơ thì chúng tôi không hạn chế, vì đó là nhu cầu chính đáng.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong><em>PV:</em></strong><em> Một thực tế khác, tại khu vực nhà cho thuê, người thuê nhà, phần lớn là công nhân, người có thu nhập thấp đã phải trả tiền điện lên tới 3.500 đồng/kWh, thậm chí còn hơn. EVN có biết và sẽ xử lý ra sao?</em></span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <strong>Ông Trịnh Ngọc Khánh: </strong>Chúng tôi cũng nắm rõ thông tin này. Và đây cũng là vấn đề tồn đọng nhiều năm nay. Tuy nhiên, đây là tình trạng chỉ xảy ra đối với nhà cho thuê tư nhân. Để giải quyết vấn đề này, trong các quy định cũng nêu, việc kiểm soát giá điện ở địa phương thì không chỉ ngành điện, mà cả chính quyền thôn, xã. Nhưng chúng tôi sẽ tham gia với chính quyền địa phương ở khâu phát hiện và phối hợp xử lý theo quyết định của chính quyền địa phương. Những người thuê trọ, công nhân, sinh viên có thể phản ánh việc mua điện đến chính quyền địa phương và ngành điện.</span></span><span style="font-size: small;"><span style="font-family: Arial;"><br /> <br /> <em>Xin cảm ơn ông!</em><br /> </span></span></p> Theo: Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam