Tin thế giới

Nhật Bản xây nhà máy điện gió nổi

Thứ tư, 28/9/2011 | 11:10 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Nhật Bản có kế hoạch xây dựng một trang trại gió nổi gần nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố Fukushima Daiichi trong nỗ lực tái thiết nước này sau thảm họa kép hồi tháng 3 vừa qua. Dự án này dự kiến tiêu tốn khoảng 20 tỷ yên (261 triệu USD) với 6 tua bin gió, mỗi tua bin có công suất 2MW. Các nhà thiết kế hy vọng trang trại gió nổi này sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015.</p>
<br /> <p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img height="263" width="468" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/9/NMD gio.jpg" alt="" />&#160;<br /> <br /> </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">“Việc xây dựng các tua bin năng lượng gió trên đất liền sẽ khó khăn hơn do các vấn đề ô nhiễm tiếng ồn và điều chỉnh quy hoạch. Do vậy, chúng tôi đang nhắm đến khu vực ngoài khơi tỉnh Fukushima”, Chính phủ Nhật Bản hy vọng rằng các nhà sản xuất lớn trong ngành công nghiệp điện gió Nhật Bản như Mitsubishi Heavy Industries, Fuji Heavy Industries và Japan Steel Works sẽ tham gia vào dự án điện gió ngoài khơi này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Tiềm năng năng lượng tái tạo ở Nhật Bản</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo báo cáo của Tổ chức quốc tế Hòa bình xanh, bằng cách chuyển sang năng lượng thay thế, Nhật Bản có thể đóng cửa vĩnh viễn tất cả các nhà máy điện hạt nhân vào năm 2012, mà vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế và đạt được các mục tiêu giảm khí thải carbon dioxide.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tổ chức Hòa bình xanh kêu gọi Nhật Bản tăng sản xuất năng lượng gió và năng lượng mặt trời từ mức 3.500 megawatts hiện tại lên 47.200 megawatts vào năm 2015. “Tiềm năng to lớn của ngành công nghiệp năng lượng thay thế của Nhật Bản không chỉ cho phép nước này “cho nghỉ hưu” các nhà máy điện hạt nhân hiện tại mà còn tạo cơ hội lớn thúc đẩy nền kinh tế bằng cách tạo ra hàng nghìn việc làm xanh”, ông Sven Teske thuộc Tổ chức Hòa bình xanh nhận định.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Những thách thức</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc xây dựng dự án điện gió nổi này có thể sẽ gặp sự phản đối từ các ngư dân, những người đã chịu nhiều thiệt hại từ thảm họa hạt nhân ở khu vực này.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Vào thứ Tư tuần trước, nguồn tin của hãng Reuters cho biết ý kiến kết luận của các chuyên gia rằng, biểu giá FIT nhằm khuyến khích năng lượng tái tạo của Nhật, sẽ cần một mức giá đủ hấp dẫn và sự điều chỉnh cần thiết nếu muốn từ bỏ điện hạt nhân. Các chuyên gia cũng cho rằng, luật quy định các công ty điện lực phải mua điện từ các nguồn năng lượng tái tạo như gió, địa nhiệt, mặt trời và cho phép các công ty này chuyển một phần chi phí sang phía người tiêu dùng, sẽ hiệu quả hơn nếu Nhật Bản đưa ra những mục tiêu rõ ràng và tham vọng hơn về năng lượng tái tạo nhằm khuyến khích đầu tư.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Tuy nhiên, một báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA năm nay cho thấy, Nhật Bản vẫn thiếu một thị trường điện phù hợp và một mạng lưới điện có tính tích hợp cao. Với cơ sở hạ tầng lưới điện hiện tại, hệ thống năng lượng Nhật Bản chỉ có thể chấp nhận được tối đa 19% từ năng lượng tái tạo, trong khi ở Đan Mạch là 63%, và ở Na-Uy là 48%.<br /> </span></p> Theo: (VNEEP)