Công nhân Điện lực Tp Hạ Long hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện qua Zalo pay.
Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, số khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tối thiểu 98,6%, số tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt đạt từ 98% trở lên. Với đặc điểm, hóa đơn tiền điện phát sinh hàng tháng, tránh trường hợp bị ngừng cấp điện do quá hạn thanh toán, PC Quảng Ninh tuyên truyền để tăng số lượng khách hàng thanh toán tiền điện bằng hình thức trích nợ tự động.
Để hoàn thành sớm mục tiêu đã đề ra, hoàn thành kế hoạch của UBND tỉnh và Tổng công ty, góp phần thực hiện hiệu quả đề án của Chính phủ, đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương Công ty đã tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, đa dạng hóa các hình thức thanh toán tiền điện để khách hàng lựa chọn: thanh toán sử dụng séc, thanh toán sử dụng giấy ủy nhiệm chi, thanh toán qua thẻ ngân hàng, thanh toán trực tuyến qua ứng dụng điện tử, ví điện tử….Phối hợp với các đối tác thu hộ triển khai các chương trình khuyến mãi hàng tháng: thanh toán hóa đơn nhận vé máy bay, thanh toán hóa đơn nhận quà….
Tuy số lượng khách hàng thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đã đạt được những kết quả tốt, nhưng sự bùng nổ này vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị. Trong khi đó, khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa với nhiều dư địa vẫn còn đang bỏ ngỏ, hơn 90% giao dịch tại đây vẫn là giao dịch tiền mặt.
Công nhân Điện lực Tiên Yên hướng dẫn khách hàng thanh toán tiền điện qua app Ngân hàng Agribank.
Để hoàn thành sớm mục tiêu đề ra đến năm 2025, mặc dù trước mắt còn gặp nhiều khó khăn nhưng với những thuận lợi đang có và sẽ có như việc người dân đã hiểu được những lợi ích mà thanh toán không dùng tiền mặt đem lại; Bên cạnh đó, việc triển khai đồng bộ hạ tầng đáp ứng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo đề án của chính phủ, tỉnh Quảng Ninh đã bước đầu giúp người dân, du khách doanh nghiệp thuận tiện trong giao dịch.
Với mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có 1.235.000 số tài khoản mobile-money. Thanh toán không dùng tiền mặt theo mô hình “Chợ công nghệ mới – Chợ 4.0” Quảng Ninh sẽ nhận rộng mô hình “Chợ công nghệ mới – Chợ 4.0” tại các chợ trên địa bàn thành phố Hạ Long và thí điểm mô hình tại chợ trung tâm các huyện, thị xã, thành phố còn lại.
Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về thanh toán không dùng tiền mặt, tăng cường kết nối liên thông giữa các tổ chức tín dụng trung gian thanh toán và các đơn vị cung ứng dịch vụ; phát triển hạ tầng, dịch vụ thanh toán, đẩy mạnh chuyển đổi số; triển khai dịch vụ mobile-money tại các địa bàn thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giưới, hải đảo, tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán.
Bên cạnh đó, các đơn vị viễn thông đã phối hợp với địa phương đầu tư thêm 54 trạm BTD phủ lõm sóng di động cho 66 thôn, đồng thời xây dựng hạ tầng internet cáp quang cung cấp dịch vụ đến 97/113 thôn, bản, 16 thôn còn lại sẽ được phủ lõm trong quý I/2023.
Với các yếu tố thuận lợi từ sự quan tâm của chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành, doanh nghiệp và người dân, Công ty Điện lực Quảng Ninh dự kiến sớm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra.