Điện mặt trời mái nhà đang được phổ biến.
Theo đề nghị của các nhà đầu tư, vừa qua UBND tỉnh Quảng Trị đã cấp chủ trương cho nghiên cứu 18 dự án với tổng công suất 1.570 MW và đề nghị Bộ Công Thương xem xét, bổ sung quy hoạch theo quy định.Trong đó có các dự án điện mặt trời nổi trên các hồ thủy lợi như hồ Bảo Đài, hồ Hà Thượng, hồ Trúc Kinh, hồ Ái Tử, hồ Triệu Thượng… Sản xuất điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) hòa lưới hộ gia đình và doanh nghiệp là một hướng sản xuất hiệu quả nhờ vốn đầu tư thấp và hình thức đầu tư mang tính xã hội hóa. Hiện nay, toàn tỉnh có 94 hệ thống ĐMTMN hòa lưới đã hoàn thành lắp đặt và đấu nối vào lưới điện hạ áp với tổng công suất lắp đặt là 1.176,05 kWp.
Ông Phan Văn Vĩnh-Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Tri, cho biết: Hiện nay Cty Điện lực Quảng Trị là doanh nghiệp đi đầu trong việc đầu tư lắp đặt điện mặt trời áp mái hòa lưới, đã lắp đặt trên mái với 19 hệ thống, tổng công suất lắp đặt là 532,35 kWp. Các tổ chức, hộ gia đình đầu tư lắp đặt 75 hệ thống, với tổng công suất lắp đặt là 643,7 kWp. ĐMTMN hòa lưới là loại hình nguồn điện có nhiều ưu điểm so với mô hình điện mặt trời tập trung. Với lợi thế là không tốn diện tích đất do ĐMTMN được lắp đặt trên mái nhà, các vị trí đã được xây dựng và sử dụng vào mục đích hữu ích khác giúp tăng cường chống nóng hiệu quả cho các công trình.
Hơn nữa ĐMTMN được lắp đặt nhiều ở các mái nhà trong thành phố, trong khu công nghiệp nên có tác dụng làm giảm quá tải lưới điện truyền tải từ các nguồn điện truyền thống, thường đặt ở xa các trung tâm đông dân. Hiện nay có nhiều nhà doanh nghiệp tư nhân làm hồ sơ để đầu tư xây dựng ĐMTMN, nhưng chúng tôi cần phải xem xét kỹ lưỡng hồ sơ nhà doanh nhiệp có thực sự tâm huyết đầu tư lắp đặt ĐMTMT hay chỉ là ảo xong rồi bán lại cho người khác – Ông Vĩnh chia sẻ..
Phải nói rằng mô hình phát điện phân tán đang được khuyến khích phát triển còn có mục đích làm giảm bớt quy mô các trung tâm nguồn điện, giảm nguy cơ khi sự cố ở trung tâm nguồn điện lớn sẽ gây thiếu hụt lượng công suất lớn, sụt điện áp, tần số lưới điện và có thể rã lưới. Phát triển ĐMTMN với quy mô nhỏ, thích hợp để khuyến khích nhiều cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư kinh doanh với vốn không lớn, đạt mục tiêu xã hội hóa huy động các nguồn vốn phát triển nguồn điện, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước.
Phát triển năng lượng tái tạo được tỉnh Quảng Trị xác định là một trong những chiến lược phát triển lâu dài của tỉnh Quảng Trị. Những năm qua, tỉnh đã tạo điều kiện để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này với các dự án lớn về điện gió ở huyện Hướng Hóa, điện mặt trời ở huyện Gio Linh. Và một hướng sản xuất năng lượng tái tạo hiệu quả hơn đang được ngành Công thương tỉnh quan tâm triển khai thực hiện là phát triển ĐMTMN hòa lưới cho hộ gia đình và doanh nghiệp.
Để phát triển chương trình năng lượng ĐMTMN năm 2020 theo chủ trương của tỉnh, đề nghị các ngành chức năng trong tỉnh tiếp tục phối hợp tuyên truyền quảng bá về lợi ích của phát triển ĐMTMN,tổ chức các buổi hội thảo để cung cấp nhiều nội dung thiết thực nhằm thúc đẩy phát triển các dự án điện mặt trời. Cụ thể như tiềm năng bức xạ trên địa bàn tỉnh, các chính sách khuyến khích liên quan, hướng dẫn thủ tục đấu nối lưới điện, cơ chế mua bán điện từ hệ thống điện mặt trời; giới thiệu công nghệ – kỹ thuật lắp đặt và chia sẻ kinh nghiệm từ các dự án điện mặt trời đã triển khai trong thực tế…
Ông Nguyễn Đức Chính, Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị rất tâm huyết về vấn đề này, ông cho biết: Chủ trương của tỉnh, sử dụng đất ở vùng không thể khai thác được, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn như vùng cát để xây dựng các nhà máy điện mặt trời. Có những dự án như vậy phát triển trên địa bàn Quảng Trị thì tỉnh sẽ sớm trở thành trung tâm năng lượng cung cấp cho các dự án đã và đang đầu tư khu du lịch hang động vừa được phát hiện ở xã Cam Thành, Cam Lộ, biển Cửa Tùng cửa Việt, sân bay đang kêu gọi BOT, đường cao tốc, khu công nghiệp…chắc chắn kinh tế Quảng Trị sẽ mạnh hơn.
Link gốc