Sự kiện

Thị trường VCGM: Cái khó của người trong cuộc

Thứ ba, 5/7/2011 | 15:53 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Sau 5 năm thử nghiệm thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) nội bộ, ngày 1/7/2011, thị trường VCGM thí điểm đã chính thức khởi động. Mục tiêu của thị trường VCGM là tạo một "sân chơi" lành mạnh, không phân biệt đối xử với các đơn vị tham gia thị trường.&#160; Tuy nhiên, làm thế nào để có sự cạnh tranh bình đẳng thực sự là nỗi băn khoăn lớn nhất của các nhà đầu tư nhỏ.</p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Nỗi lo của các “tân binh”</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Theo quy định, tất cả các nhà máy phát điện có công suất từ 30MW trở lên (trừ các nhà máy điện gió và điện địa nhiệt) đều phải tham gia chào giá để phát điện lên hệ thống theo nguyên tắc đơn vị nào có giá chào thấp hơn thì sẽ được huy động trước. Tuy nhiên, ông Phạm Hồng Khánh - Phó TGĐ Tổng công ty điện lực than khoáng sản (Vinacomin) không giấu nổi lo lắng vì các nhà máy điện của Vinacomin (Na Dương, Sơn Động và Cẩm Phả) mới xây dựng với mục đích chủ yếu là giải quyết nguồn than xấu nên các nhà máy này đều có công suất nhỏ, suất đầu tư cao, việc khấu hao tương đối lớn. Đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt là đối với thị trường điện. Vì vậy khi tham gia vào thị trường sẽ rất khó cạnh tranh với những nhà máy của EVN có quy mô công suất lớn, xây dựng từ lâu, đã hết hoặc gần hết khấu hao, lại có sự chuẩn bị và thử nghiệm thị trường phát điện nội bộ từ nhiều năm trước. Đây cũng là nỗi lo chung của các nhà máy công suất nhỏ. Để cạnh tranh, các nhà máy chỉ còn cách phải thay đổi công nghệ, phương thức quản lý và vận hành hệ thống nhằm giảm chi phí. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào cấu hình, loại nhiên liệu, mức độ khấu hao và năng lực tài chính của từng nhà máy. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nếu như các nhà máy “tân binh” lo về khả năng cạnh tranh thì các “cựu binh” trong làng phát điện lại có mối lo khác. Ông Vũ Xuân Cường - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại - đơn vị đã có kinh nghiệm phát điện rất lâu năm lại lo rằng, phương thức trực tiếp chào giá cạnh tranh phát điện sẽ khiến nhà máy điện rất căng thẳng trong quản lý. Bởi dù có đăng ký công suất phát các ngày kế tiếp nhưng nếu bị sự cố đột xuất thì nhà máy điện bị ảnh hưởng rất nhiều.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Nan giải đàm phán giá điện</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Việc tính toán chào giá cho hợp lý và đàm phán hợp đồng cũng đang là vấn đề nan giải cho các nhà máy điện và cả EVN. Ưu tiên hàng đầu của thị trường phát điện cạnh tranh là phải đảm bảo cung cấp điện liên tục, chất lượng với mức giá hợp lý cho khách hàng sử dụng. Tuy nhiên, giá điện hiện nay chưa phản ánh đúng chi phí, giá bán lẻ điện bình quân còn thấp nên không thể thu hồi được chi phí sản xuất kinh doanh ở các khâu phát điện, truyền tải và phân phối. Doanh nghiệp phát điện cần bán điện giá cao để đảm bảo tái sản xuất, EVN lại không thể mua giá cao vì giá bán lẻ đang bị nhà nước khống chế. Rõ ràng, để có một giá điện làm hài lòng cả các nhà máy phát điện, EVN và người tiêu dùng trong thời điểm này là điều không tưởng. Nhất là việc đàm phán lại không có một cơ quan trọng tài đứng ra quyết định giá nào là phù hợp, hầu hết giá điện hiện nay vẫn là thỏa thuận trên cơ sở “tạm tính” để chờ đợi một phương án thẩm định giá phù hợp. Ông Hoàng Xuân Quốc - TGĐ công ty CP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 cho rằng, bất cập ở chỗ việc chào giá thì theo nguyên tắc cạnh tranh nhưng việc mua lại chỉ một đầu mối duy nhất trực thuộc EVN đảm nhận. Cơ chế “trăm người bán, một người mua”, trong khi giá điện mới chỉ quan tâm đến giá bán lẻ mà chưa quan tâm đến lĩnh vực bán buôn chính là cốt lõi dẫn đến việc ngành điện khó thu hút đầu tư. Tuy nhiên, nguyên tắc của thị trường phát điện là phải có số dư dự phòng về nguồn tối thiểu từ 25-30%, trong khi dự phòng hiện nay ở Việt Nam chỉ đạt 3-10%. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là, trong khi phải huy động tất cả các nguồn điện mà hệ thống vẫn còn căng thẳng vì thiếu thì liệu EVN có đảm bảo nhiệm vụ cung cấp đủ điện cho thị trường, nhất là khi bị rơi vào thế càng kinh doanh càng lỗ mà đơn vị mua buôn điện duy nhất lại trực thuộc EVN. Bên cạnh đó, các NMĐ còn nghi ngại về khả năng tài chính của EVN với số nợ các đơn vị phát điện năm 2010 lên đến gần chục nghìn tỷ đồng thì liệu có thể đảm bảo thanh toán trực tiếp 5% sản lượng - tương đương 7 tỷ đồng/ngày cho các nhà máy khi vận hành thị trường điện. Và 95% sản lượng được thanh toán theo hợp đồng mua bán điện liệu có tiếp tục bị “treo nợ” như trước. </span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> ****</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Với mô hình tổ chức chưa tách bạch được các khâu phát điện, truyền tải và phân phối; các nhà máy điện thuộc sở hữu của EVN chiếm trên 60% tổng các nguồn phát điện; Hệ thống điện còn thiếu nguồn, việc đầu tư nguồn điện và lưới điện đều chậm; giá điện vẫn do Nhà nước chi phối và ở mức thấp, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư thì việc xây dựng một thị trường cạnh tranh thực sự quả là còn nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Khắc Sơn, giám đốc công ty CP nhiệt điện Phả Lại, mục tiêu hiện nay là phải làm sao cho các nhà máy phát điện hoạt động hiệu quả và các nhà đầu tư thấy rằng việc phát điện không bị ai khống chế. Làm được điều đó thì thị trường điện mới có thể thu hút được đầu tư và đạt được mục tiêu đề ra</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định, việc vận hành thị trường VCGM thí điểm sẽ được triển khai một cách thận trọng, vừa làm vừa bổ sung, hoàn thiện. Về lâu dài, sẽ tạo tín hiệu thu hút đầu tư vào phát triển các nguồn điện, đưa cạnh tranh vào hoạt động điện lực, ổn định giá điện, giảm áp lực tăng giá điện và đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động điện lực. Mục tiêu cuối cùng của thị trường VCGM là đảm bảo cho khách hàng được sử dụng điện với chất lượng cao nhất và giá cả phù hợp nhất.<br /> </span></p> Bài: Ngọc Loan; Ảnh: Ngọc Hà