Hành trình cấp điện sang Lào
Thứ sáu, 1/7/2011 | 15:37 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Huyện Đắc Chưng (Sê Kông, Lào) mua điện của Công ty Điện lực Quảng Nam từ năm 2010 đến nay, nhưng mức mua còn rất thấp, bằng 0,05% sản lượng điện toàn tỉnh. Thời gian đến việc hợp tác mua bán điện giữa điện lực 2 tỉnh tiến triển như thế nào? Ông Nguyễn Quang Vinh, Giám đốc Công ty Điện lực Quảng Nam đã trao đổi với phóng viên xung quanh vấn đề này.</p>
<p><em><br />
</em></p>
<p style="text-align: justify;"><strong><em><span style="font-size: small;">ĐLMT: </span></em></strong><em><span style="font-size: small;">Thưa ông, việc triển khai bán điện qua Cửa khẩu Đắc Ốc đến nay đã được 2 năm. Ông đánh giá quá trình đó như thế nào?  </span></em></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Ông Nguyễn Quang Vinh: </strong>Sê Kông là tỉnh kết nghĩa với Quảng Nam, vì vậy điện lực 2 tỉnh cũng có mối quan hệ gắn bó trong quá trình giao lưu, hợp tác phát triển năng lượng điện. Vấn đề bán điện qua cửa khẩu Đắc Ốc đã được lãnh đạo 2 tỉnh và ngành điện 2 nước thống nhất triển khai từ năm 2008, khi đó, huyện Đắc Chưng hoàn toàn chưa có điện, còn Điện lực Sê Kông chỉ mới cấp điện đến 3/4 huyện; 23,4% xã và 35,1% số hộ, điện thương phẩm đạt 7,83 triệu kWh (bằng 1,4% sản lượng điện tiêu thụ ở Quảng Nam). </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Được Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVN CPC) giao nhiệm vụ bán điện qua Lào, Công ty Điện lực Quảng Nam triển khai xây dựng 3,2 km đường dây 22kV từ TBA cửa khẩu đến hành lang biên giới; 1 trạm đo đếm điện năng và 1 trạm tự động điều chỉnh điện áp. Phía Lào, xây dựng mới 21km đường dây 22kV, 4 TBA phụ tải (800kVA).</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ngày 16/12/2009, tại Cửa khẩu Đắc Ốc, cùng với việc khánh thành cột mốc đại 717, đã diễn ra lễ đóng điện, bán điện sang Lào. Công suất tiêu thụ của huyện Đắc Chưng lúc đầu khoảng 0,4 MW. Về sau, vào tháng 4/2010, EVN CPC đầu tư thêm 2,64 tỷ đồng nâng cấp lưới, để tăng công suất bán điện lên khoảng 2 MW cho một đơn vị khai khoáng của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai chuẩn bị hoạt động trên địa bàn huyện Đắc Chưng.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Hành trình bán điện sang Lào lúc đầu tuy có trở ngại về hành lang biên giới, thủ tục pháp lý, song do nỗ lực từ hai phía nên kết quả đạt được khá tốt. Nguồn điện từ Quảng Nam đưa sang tuy còn ít, song ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi nó đã, đang và sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, dân sinh và giao thương vùng biên 2 nước; đặc biệt là việc xây dựng các công trình thủy điện trên sông Xekaman và hình thành hành lang Đông-Tây thứ 2, liên thông các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và các tỉnh Nam Lào với biển Đông Việt Nam</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><img width="480" height="360" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/7/DZ 22 kV h.Dac Chưng mua dien qua Cua khau Dac Oc..JPG" /></span></p>
<p style="text-align: center;"> <span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Đường dây 22 kV của huyện Đắc Chưng mua điện qua Cửa khẩu Đắc Ốc.  </span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong><em>ĐLMT: </em></strong><em>Trong quan hệ quốc tế, việc ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện có trở ngại gì không? Giải pháp nào để vận hành, duy trì an toàn lưới điện? </em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Ông Nguyễn Quang Vinh: </strong>Lưới điện hai bên đều băng qua vùng đồi núi, dễ bị sạt lở đất và cây rừng, giông sét uy hiếp nên trong thiết kế công trình đã có tính toán sử dụng thiết bị hợp với điều kiện tự nhiên và địa hình.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Vấn đề được hai bên quan tâm là quy trình vận hành lưới điện; thủ tục ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán điện xuyên quốc gia. Tuy nhiên, do có sự thỏa thuận và nỗ lực giải quyết của hai bên nên hợp đồng mua bán điện không có trở ngại gì. Hằng năm giữa Tổng Công ty Điện lực Lào và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đều có họp để xem xét, giải quyết các vấn đề này. Ở cấp cơ sở, cả hai điện lực tỉnh đều thành lập tổ vận hành, thường xuyên liên hệ và phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình thực hiện hợp đồng. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Để cấp điện ổn định, có chất lượng cho phía bạn, Công ty Điện lực Quảng Nam cố gắng giải quyết hành lang an toàn lưới điện, phát hịên và xử lý sự cố kịp thời. Sắp đến, ngoài việc trao đổi qua điện thoại, chúng tôi còn thông báo kế hoạch công tác trên lưới điện qua email, fax cho Điện lực Sê Kông để bạn chủ động hơn trong việc bán điện cho dân...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong><em>ĐLMT: </em></strong><em>Trong bối cảnh nguồn điện lưới quốc gia còn khó khăn, người dân Quảng Nam phải chịu tiết giảm phụ tải để chia sẻ với khó khăn này. Trong trường hợp này việc bán điện sang Lào được thực hiện như thế nào? </em></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong>Ông Nguyễn Quang Vinh:</strong> Lượng điện từ tỉnh Quảng Nam bán qua Lào còn rất thấp, khoảng 265 nghìn kWh vào năm 2010. Vì mục tiêu chính trị và phát triển kinh tế, đặc biệt là truyền thống hữu nghị, hợp tác lâu đời giữa 2 nước Việt-Lào; vì tinh thần kết nghĩa anh em giữa 2 tỉnh Quảng Nam và Sê Kông thì việc bán điện cho bạn khi đang còn khó khăn về nguồn điện là cần thiết và phù hợp với đạo lý. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Với lượng điện khiêm tốn nói trên, hằng năm chúng ta có thể cân đối, san sẻ được và cũng không thực hiện tiết giảm khi thiếu điện. Hơn nữa, vài năm tới khi các công trình thủy điện phía Lào đưa vào khai thác, dòng điện của nước bạn sẽ bán ngược lại cho phía Việt Nam là không nhỏ. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong><em>ĐLMT: </em></strong><em>Chuyến thăm và làm việc của đoàn công tác Công ty Điện lực Quảng Nam tại Điện lực Sê Kông tháng 6 vừa qua có thỏa thuận được vấn đề gì mới không, thưa ông? </em>    </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Từ ngày 8-11/6/2011, Điện lực Sê Kông đã mời đoàn công tác của Công ty Điện lực Quảng Nam sang thăm và bàn biện pháp tăng cường thực hiện hợp đồng mua bán điện giữa 2 đơn vị; đồng thời tăng cường trao đổi thông tin nghiệp vụ và quản lý thông qua đầu mối hai bên sử dụng công nghệ thông tin và ngôn ngữ tiếng Anh. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về những chủ trương lớn, chúng tôi thực hiện theo thông báo liên tịch giữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tổng Công ty Điện lực Lào tại cuộc họp ngày 9/6/2011. Theo đó, trong thời gian đến, hai bên xem xét đầu tư và mở rộng phạm vi cấp điện. Về giá bán điện, khi có thống nhất giữa 2 bên, chúng tôi sẽ điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường phù hợp với Quyết định 24/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Chúng tôi sẽ phối hợp tốt hơn trong công tác quản lý vận hành, xử lý sự cố, quản lý hệ thống đo đếm, ghi chỉ số công tơ; đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm; thông báo trước lịch cắt điện khi hai bên có nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện. Công ty Điện lực Quảng Nam sẽ hỗ trợ, giúp đỡ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho công nhân Điện lực Sê Kông; định kỳ rút kinh nghiệm 6 tháng/lần giữa 2 đơn vị.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<strong><em>ĐLMT: </em></strong><em>Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!</em>    <br />
</span></p>
Nhị Triều (thực hiện)