Diễn đàn năng lượng

Thị trường chứng khoán : Nước chảy chỗ trũng?

Thứ tư, 21/9/2011 | 15:08 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Trong bối cảnh lạm phát vẫn còn ở mức cao, nhưng lãi suất đã tìm được lời giải “hành chính” bằng quy định về trần đầu ra và đầu vào cùng với những chế tài xử phạt hết sức nghiêm khắc của cơ quan quản lý. TTCK đã phản ứng khá nhạy với sự hạ nhiệt cực nhanh và mạnh của mặt bằng lãi suất.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <br /> Kết quả là TTCK đã có sóng tăng kéo dài đến một tháng với mức sinh lời bình quân lên tới trên 25%, trong đó có nhiều cổ phiếu giá thấp tăng được trên 50%, một số mã tăng đến khoảng 100%. .</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Vẫn đề đặt ra ở đây là liệu TTCK có giữ chân được dòng tiền này trụ lại lâu dài, đồng thời tiếp tục thu hút được thêm dòng vốn mới nữa hay không? Thực tế cho thấy, đợt tăng điểm vừa qua chỉ mang tính chất ngắn hạn và chưa có sự tham gia mua vào của các nhà đầu tư lớn, mặt khác, đây lại là một cơ hội thoát hàng được các nhà đầu tư tổ chức tận dụng triệt để. Nhìn về triển vọng trung hạn, dòng vốn trên TTCK sẽ không được sự ủng hộ từ chính sách tăng trưởng tín dụng, đồng thời, dòng vốn lớn có nguy cơ bị rút đi do hoạt động thoái vốn từ các quy đầu tư. Như vậy, trong trường hợp dòng tiền rút khỏi kênh tiết kiệm do yếu tố “lãi suất thực âm” thì liệu có tìm đến kênh đầu tư mạo hiểm như chứng khoán để bảo toàn giá trị?</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Thăm dò điểm đến của dòng tiền mới</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Thực tế khảo sát trong những ngày gần đây, lượng tiền huy động tại các NHTM đã giảm xuống do người dân đua nhau đi rút tiền gửi tiết kiệm. Dòng tiền nhàn rỗi này nếu không chuyển sang gửi tại ngân hàng khác hoặc giao dịch tín dụng trên thị trường tự do, thì chắc chắn sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác như hàng hóa, vàng, chứng khoán hay bất động sản với khả năng vừa mang lại lợi nhuận kỳ vọng cao hơn vừa bảo toàn giá trị tài sản trong tương lai trước áp lực lạm phát cao vẫn chưa có dấu hiệu điều chỉnh giảm. Mặc dù hiện nay chưa thể khẳng định được kênh nào đem lại hiệu quả đầu tư cao nhất, nhưng chắc chắn kênh chứng khoán không phải là điểm đến an toàn cho những người ngại rủi ro và ưa thích gửi tiết kiệm. Với người quen gửi tiết kiệm thì chứng khoán có thể là “chỗ trũng”, những cũng là “vùng nguy hiểm”.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> </span><strong><span style="font-size: small;">Hoạt động đầu cơ và thoát hàng của tổ chức</span></strong></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Hiện nay, dấu hiệu điều chỉnh đang xuất hiện khá mạnh mẽ bởi tâm lý chốt lời khi đã thỏa mãn tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của một số nhà đầu tư ngắn hạn nhỏ lẻ. Nhưng quan trọng hơn là sự tận dụng triệt để các yếu tố tích cực từ vĩ mô và tâm lý đầu tư để thực hiện thoát hàng chất lượng kém và có thanh khoản thấp. Thực tế cho thấy, tự doanh của nhiều Cty chứng khoán đã không giải ngân một đồng nào trong sóng tăng vừa qua, ngược lại, họ chỉ tranh thủ bán ra những cổ phiếu kém thanh khoản đã mua vào trong các đợt “lái tàu”. Động lực tăng điểm trực tiếp của đợt phục hồi vừa qua cũng xuất phát từ những mã cổ phiếu có vốn hóa siêu lớn nhằm chi phối đến chỉ số chung và tâm lý thị trường, với kịch bản tăng điểm không khác so với những đợt sóng tăng nhằm thoát hàng như tháng 12 năm trước và tháng 6 năm nay.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Tín dụng chứng khoán chỉ là miếng bánh nhỏ</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Nhìn vào triển vọng về dòng tiền từ góc độ tín dụng, TTCK sẽ không có được sự ủng hộ tích cực từ chính sách tín dụng hiện nay. Cụ thể, cơ cấu tín dụng phi sản xuất dự báo vào cuối năm 2011 dựa trên mức tăng trưởng tín dụng 18% và tỷ lệ tín dụng phi sản xuất là 16% là: Bất động sản (55%, tương đương 42.145 tỷ đồng); tiêu dùng (43%, 33.267 tỷ đồng); còn chứng khoán chỉ vỏn vẹn 2% với 1.791 tỷ đồng. Như vậy, nếu như tăng trưởng tín dụng từ nay cho đến cuối năm được thúc đẩy thì ngành ngành bất động sản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi đó, chứng khoán chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp và khó tạo sức bật.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> <strong>Quỹ đầu tư thoái vốn làm giảm dòng tiền lớn</strong></span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Một mặt dòng vốn mới vào thị trường hạn chế, mặt khác kênh chứng khoán ngày càng chịu thêm áp lực thoái vốn của các tổ chức lớn và các quỹ đầu tư nước ngoài. Thời điểm tuyên bố thoái vốn bắt đầu tư năm 2012 kéo dài cho đến 2015, nhưng thực tế cho thấy hoạt động thoái vốn đã và đang diễn ra ngay từ năm nay và nó không chỉ dừng lại ở góc độ tái cấu trúc doanh mục đầu tư mà là rút vốn ra khỏi 1 thị trường.</span></p> <p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br /> Trong bối cảnh dòng tiền đang rục rịch chảy khỏi kênh tiết kiệm, sẽ có một phần trong đó tạm thời tìm kiếm lợi nhuận tại kênh đầu tư chứng khoán. Nhưng phần lớn trong số đó sẽ có xu hướng tìm đến kênh đầu tư vừa an toàn vừa đem lại tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với lãi suất ngân hàng. Một trong những điểm đến an toàn đó là kênh bất động sản với tính khan hiếm cao nhất trong tất cả các kênh đầu tư hiện nay. Còn TTCK, trong nền tảng kinh tế vĩ mô thiếu ổn định và thị trường tài chính kém minh bạch, cùng với những rào cản về tín dụng trong nước và sự rút đi của dòng tiền lớn, cũng như là một loạt các rủi ro tương tự như trường hợp “DVD”, thì cơ hội đón nhận sự dịch chuyển dòng tiền từ kênh tiết kiệm là rất thấp!<br /> </span></p> <p style="text-align: justify;">&#160;</p> <p style="text-align: justify;"><span style="background-color: rgb(255, 255, 153);"><span style="font-size: small;">Nếu tăng trưởng tín dụng từ nay cho đến cuối năm được thúc đẩy thì ngành ngành bất động sản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.</span></span></p> Theo: Diễn đàn DN