Thông tư 74 về giao dịch chứng khoán: Quy định cần chưa có, quy định có... lạc hậu
Thứ ba, 26/7/2011 | 10:53 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Bắt đầu từ 1/8, Thông tư 74/2011/TT - BTC, ngày 1/6/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn giao dịch chứng khoán có hiệu lực. Theo Thông tư này, nhà đầu tư (NĐT) được phép mở nhiều tài khoản, mua – bán một mã chứng khoán trong cùng một phiên, được dùng đòn bẩy tài chính... </span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Những tưởng các công ty chứng khoán, nhà đầu tư (NĐT) sẽ hồ hởi đón nhận chính sách mang tính “cởi trói” này nhưng thực tế cho thấy, Thông tư ra đời trong sự hờ hững của các thành viên thị trường...</span></p>
<p style="text-align: justify;"><br />
<span style="font-size: small;">Lý giải về sự hờ hững trên, ông Lê Thành Đồng, Giám đốc Khối phân tích Công ty Chứng khoán VICS cho rằng, nếu như chính sách này ra đời cách đây 2 năm thì nó chắc chắn được chào đón nồng nhiệt, bởi đáp ứng được mong mỏi của các thành viên thị trường. Thế nhưng, Thông tư đã không ra đời vào đúng thời điểm thị trường cần. Nay thì việc mỗi NĐT có vài ba tài khoản ở các CTCK và thực hiện cùng mua – bán một chứng khoán trong một phiên hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính đến mức “cháy” cả tài khoản đã là bình thường thì Bộ Tài chính mới ra quy định quản lý này.<br />
<br />
Theo giới phân tích và các NĐT, Thông tư 74 có ba lạc hậu và bất cập: Thứ nhất là việc cho phép NĐT được mở nhiều tài khoản, nhưng là mở ở mỗi CTCK một tài khoản. Như vậy, nếu NĐT muốn chuyển tiền, chứng khoán về một tài khoản ở CTCK nào đó sẽ phải tốn thời gian đi lại giữa các CTCK để thực hiện. Thực tế từ lâu, NĐT đã mở nhiều tài khoản tại một CTCK bằng cách sử dụng CMTND của người thân, hoặc bạn bè để mở tài khoản, sau đó dùng hình thức ủy quyền để giao dịch. </span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Về quy định trên, chị Nguyễn Thị Hòa, NĐT tại sàn Chứng khoán Thăng Long (Hà Nội) cho rằng, việc hạn chế mở một tài khoản tại một CTCK sẽ khiến NĐT khó khăn trong việc quản lý danh mục đầu tư. Nếu cho phép NĐT mở nhiều tài khoản tại một CTCK sẽ giúp giảm chi phí trong các giao dịch nộp, chuyển tiền hoặc chuyển chứng khoán từ tài khoản này sang tài khoản khác.<br />
<br />
Thứ hai, Thông tư 74 đến giờ mới cho phép NĐT mua, bán một loại chứng khoán trong phiên. Với giao dịch này, các NĐT đã quá quen bằng việc tự mình sử dụng hai tài khoản (TK của mình và TK do mượn CMTND của người thân) để cùng mua – bán chứng khoán trong một phiên, ở tại một CTCK. Do đó, có thể nói việc quy định ra đời nhưng chẳng NĐT nào muốn thực hiện theo vì gây tốn kém chi phí, thời gian.<br />
<br />
Thứ ba, Thông tư 74 cho phép các CTCK triển khai sản phẩm cho NĐT vay ký quỹ. Tức hỗ trợ vốn cho NĐT mua chứng khoán với tỉ lệ bằng 30% giá trị chứng khoán NĐT có trong tài khoản. Cụ thể, NĐT có giá trị chứng khoán là 100 triệu đồng thì được CTCK hỗ trợ thêm 30 triệu đồng (nếu có nhu cầu) để mua thêm chứng khoán. Với quy định này, hầu hết CTCK đã triển khai nghiệp vụ này từ vài ba năm nay, dưới các hình thức như hợp tác đầu tư, cầm cố cổ phiếu cho NĐT...<br />
<br />
Bà Nguyễn Thu Hà, NĐT sàn Chứng khoán APEC cho rằng, việc Bộ Tài chính đưa ra các quy định tại Thông tư 74 chỉ là việc luật hóa các hoạt động “chui” của thị trường lâu nay. Điều mà các NĐT cần hiện nay là các dịch vụ khác nhằm giảm thiểu rủi ro thì lại... chậm.<br />
<br />
Ông Nguyễn Việt Dũng, Trưởng Phòng tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Sao Việt cho rằng, điều mong đợi của NĐT lúc này là việc cơ quan quản lý thị trường nghiên cứu giải pháp rút ngắn chu kỳ thanh toán T+4 hiện nay xuống còn T+2 hoặc T+3 để giảm thiểu rủi ro cho NĐT. Tuy nhiên, việc này dù đã được UBCKNN, các Sở giao dịch và Trung tâm lưu ký chứng khoán thảo luận cùng với thời điểm khởi thảo các quy định trên nhưng lại chưa thấy hướng dẫn trong Thông tư này.<br />
<br />
Theo các thành viên thị trường, điểm “được” nhất của Thông tư 74 là quy định việc ủy quyền giao dịch chứng khoán giữa các NĐT với nhau phải bằng văn bản có xác nhận việc ủy quyền của chính quyền địa phương hoặc công chứng theo quy định. Đồng thời phải nêu rõ phạm vi ủy quyền. Thời gian qua, đã có xảy ra không ít những vụ tranh cãi, kiện tụng giữa NĐT với môi giới CTCK về các việc như mất chứng khoán, hao hụt tiền trong TK của NĐT. Nay có quy định này, những tranh cãi, kiện tụng sẽ không còn. Trong trường hợp có tranh chấp về vấn đề này thì các bên đã có đủ cơ sở pháp lý để truy tội.<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="background-color: rgb(204, 255, 204);"><span style="font-size: small;">Ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh, UBCK: “Mỗi CTCK phải tự hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, phần mềm quản trị rủi ro để đáp ứng yêu cầu giám sát chính xác được tỷ lệ cho vay giao dịch ký quỹ chứng khoán cho khách hàng. Mục đích của cơ quan quản lý khi ban hành văn bản hướng dẫn về giao dịch ký quỹ chứng khoán là để đảm bảo tính công bằng cho các CTCK trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giúp cạnh tranh bình đẳng”.</span></span></p>
Theo: Báo Tin tức/TTXVN