Sửa chữa đèn chiếu sáng đô thị
Trên thực tế, năm nào cũng vậy, do nhu cầu điện sản xuất không đủ phục vụ điện dùng cho sản xuất và sinh hoạt nên cứ vào mùa khô, hạn đến lại cắt điện. Bài toán về TKĐ vẫn chưa có lời giải để làm yên những bức xúc trong XH...
Hôm nay (22-11), chiến dịch truyền thông CSĐT nhìn từ góc độ kinh tế và phát triển đã chính thức được phát động. Chiếu sáng đường phố về ban đêm là nhu cầu không thể thiếu tại các đô thị: góp phần kéo dài nhịp sống đô thị và đem lại chất lượng sống cao hơn cho người dân. Nhìn từ góc độ KTXH, TS. Nguyễn Văn Thái (Vụ Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng) cho biết: CSĐT còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ATGT, giảm thiểu tai nạn, tăng cường trật tự an ninh, làm đẹp cảnh quan đô thị vào ban đêm. Theo thống kê, tại Việt Nam, lượng điện năng dùng cho chiếu sáng chiếm trên 35% tổng năng lượng điện tiêu thụ quốc gia. Có thể nói, chiếu sáng trở thành đặc điểm không thể tách rời của các đô thị. Tại nhiều khu đô thị được đầu tư quy hoạch và xây dựng mới, khi các cây cột đèn chiếu sáng được dựng lên cũng đồng nghĩa với việc tốc độ xây dựng và mật độ dân cư tăng nhanh.
Các loại hình chiếu sáng cũng ngày càng đa dạng: không chỉ dừng ở chiếu sáng đường phố mà cả chiếu sáng các không gian chức năng, chiếu sáng kiến trúc, sân vườn, quảng cáo... Cùng với việc đảm bảo vệ sinh môi trường, nước sạch cho sinh hoạt, hệ thống thoát nước, nhu cầu về chiếu sáng đã và đang trở thành vấn đề bức xúc của các đô thị hiện nay. Thời gian qua, có thời điểm dưới áp lực của việc thiếu hụt nguồn cung cấp điện vào mùa khô, Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác đã phải cắt giảm tới 50% công suất của hệ thống chiếu sáng công cộng. Tuy nhiên, về chủ trương này, người dân đã có nhiều ý kiến chưa đồng tình: Hãy thử hình dung một thành phố với các tuyến đường có không có chiếu sáng, dường như sự náo nhiệt và sức sống của thành phố đã bị giảm đi đáng kể.
Theo tính toán, với tốc độ tăng trưởng như hiện nay: trên 20%/năm đối với khu vực đô thị và 10%/năm đối với khu vực nông thôn thì đến năm 2013, lượng điện năng dành cho chiếu sáng công cộng sẽ tăng lên hơn 4 lần, đạt con số khoảng 1.624 GWh. Như vậy, trong điều kiện đáp ứng yêu cầu về nguồn điện còn hết sức khó khăn như hiện nay, vấn đề TKĐ năng cho chiếu sáng đã và đang trở nên hết sức bức xúc. Tuy nhiên, theo TS Vũ Minh Mão - Chủ tịch Hội CSĐT Việt Nam, việc TKĐ năng cho chiếu sáng hoàn toàn không đồng nghĩa với việc tiết giảm điện năng tiêu thụ, mà cần được hiểu là một tổng thể các giải pháp thiết kế, lựa chọn hợp lý nguồn sáng (bóng đèn), thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, chế độ điều khiển đóng ngắt hợp lý...
Theo TS Mão, ước tính nước ta đang sử dụng 130 triệu bóng đèn các loại, chủ yếu là đèn huỳnh quang, đèn dây tóc. Nếu thay thế toàn bộ 80 triệu đèn huỳnh quang T10 (bóng béo) và chấn lưu sắt từ hao điện năng cao bằng đèn T8 (bóng gầy) và Ballast (chấn lưu) sắt từ tổn hao thấp; Thay thế 50 triệu đèn dây tóc bằng bóng compact 11W (có hiệu suất phát quang tương đương), ta có thể tiết kiệm được tới 3.490MW điện (lớn hơn công suất tiêu thụ tại miền Bắc hiện nay là 2.500MW. Số điện năng tiết kiệm này gấp 1,5 lần công suất Nhà máy Thủy điện Sơn La, 2 lần công suất Nhà máy Thủy điện Hòa Bình). Đáng chú ý, việc thay thế các loại bóng đèn lại nhanh: tận dụng hệ thống dây điện, công tắc, đui đèn đang có.
Theo tính toán của chuyên gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), nếu thay thế 1 triệu đèn dây tóc 60W bằng đèn compact 11W: tiền mua đèn mất 1,5 triệu USD, nhưng giảm công suất tiêu thụ 50MW. Trong khi đó, đầu tư một nhà máy điện có công suất 50MW mất đến 50 triệu USD. Kỹ sư Nguyễn Đoàn Thăng - Phó chủ tịch Hội CSĐT Việt Nam nhấn mạnh: TKĐ không phải giảm đèn trên đường phố (cứ 2 ngọn tắt 1 ngọn), không phải vận động mọi nhà tắt bớt một bóng đèn mà khẩu hiệu hành động đúng là: "Không tiết kiệm ánh sáng, chỉ TKĐ". Vì vậy, nếu đưa các loại đèn huỳnh quanh T8, năng lượng tiêu thụ giảm đi 10% nhưng ánh sáng đèn phát ra tăng 20%; đưa ballast tổn hao thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất phát quang của bộ đèn là vừa TKĐ, vừa nâng cao chất lượng chiếu sáng.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Trần Ngọc Chính: Về nguyên tắc, các đô thị đều cần chiếu sáng. Có thể nói, chưa có lúc nào nước ta phát điện nhiều như lúc này nhưng điện năng sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt vẫn không đủ. Do đó, Chính phủ yêu cầu thực hiện tiết kiệm năng lượng, không chỉ bằng cách cắt điện, mà cần nghiên cứu đến cải thiện chất lượng chiếu sáng. Được biết, tại Hội nghị CSĐT lần này, vấn đề Chiến lược CSĐT đến 2020; quy hoạch chiếu sáng trong quá trình quy hoạch đô thị... sẽ được các đại biểu bàn thảo.