Tòa nhà có thể tiết kiệm 30-40%
Theo khảo sát của Bộ Xây dựng, trên 70% năng lượng sử dụng ở các trụ sở cơ quan hành chính là điều hòa không khí, 10% cho đèn chiếu sáng, 20% còn lại là thang máy và thiết bị khác. Ở các trung tâm thương mại, con số này là 75%, 10% và 15%. Nếu áp dụng đồng bộ các giải pháp thiết kế kiến trúc, sử dụng các vật liệu TKNL, lắp đặt và vận hành các trang thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, có cán bộ quản lý năng lượng đủ trình độ; tận dụng không gian và ánh sáng tự nhiên…, thì có thể TKNL từ 30-40%. Đối với các công trình đang vận hành, nếu làm tốt công tác kiểm toán và triển khai các giải pháp TKNL thì có thể tiết kiệm 15-25%.
Mục tiêu của Chương trình là tăng cường áp dụng quy chuẩn xây dựng đối với tòa nhà mới theo hướng thiết kế SDNLTK&HQ; Đào tạo cán bộ phụ trách quản lý năng lượng. Đào tạo tư vấn thiết kế, xây dựng và công nghệ sử dụng năng lượng trong toà nhà tuân thủ theo quy chuẩn. Tăng cường năng lực kiểm tra, thẩm định các thiết kế, giám sát việc áp dụng quy chuẩn xây dựng cho các toà nhà mới theo quy chuẩn TKNL.
Áp dụng các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu TKNL, xây dựng các dự án mẫu thay thế thiết bị hiệu suất năng lượng thấp bằng thiết bị có hiệu suất cao. Tổ chức các cuộc thi tòa nhà hiệu quả năng lượng quốc gia, các cuộc thi thiết kế, ứng dụng các giải pháp TKNL hiệu quả trong các tòa nhà.
Điển hình là tòa nhà Harec Building của Công ty cổ phần Harec Đầu tư và thương mại (EVN), ngay từ khi thiết kế, chủ đầu tư đã áp dụng hàng loạt giải pháp về quản lý và kỹ thuật. Lắp đặt các bộ điều khiển nhiệt độ điều hòa tại từng khu vực. Lắp hệ thống công tơ điện đo đếm tại các bộ phận; dùng bóng đèn TKĐ cho chiếu sáng; lắp toàn bộ cửa kính cách nhiệt và rèm che; lập sổ theo dõi điện tiêu thụ hằng ngày; tận dụng ánh sáng tự nhiên và gió trời; lắp đồng hồ hẹn giờ cho thiết bị chiếu sáng, quạt hút, quạt cung cấp gió; vận hành thiết bị giặt là vào giờ thấp điểm. Khi vận hành, hệ thống điều hòa và thông gió luôn được quản lý sử dụng điều khiển công suất thích ứng theo nhu cầu, bảo dưỡng và vận hành đúng quy định… Kết quả, tòa nhà đã tiết kiệm điện khoảng 14%/năm so với khi chưa áp dụng các giải pháp TKNL.
Giao thông vận tải: TKNL để bảo vệ môi trường
Một trong những nội dung quan trọng tại Chiến lược phát triển giao thông vận tải (GTVT)Việt Nam đến năm 2020 là quản lý ứng dụng công nghệ trong GTVT theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Cụ thể, xây dựng các nội dung lồng ghép TKNL trong các dự án quy hoạch phát triển, thi công công trình GTVT. Phát triển hệ thống vận tải nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường. Triển khai các đề án phối hợp các phương thức vận tải nhằm TKNL, thân thiện với môi trường; khai thác hợp lý hệ thống vận tải đường sắt, đường thủy; Áp dụng tiêu chuẩn suất tiêu hao nhiên liệu tối thiểu đối với một số loại phương tiện GTVT. Ứng dụng công nghệ mới, năng lượng mới trong GTVT nhằm TKNL, giảm phát thải ra môi trường.
Hãng taxi Dầu khí sử dụng xăng sinh học E5, dòng xe hybrid tiết kiệm nhiên liệu đang gây được sự chú ý của người dân là minh chứng cho hiệu quả của việc gắn GTVT với TKNL và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc thực hiện TKNL trong lĩnh vực xây dựng, giao thông hiện mới ở giai đoạn thông tin và tuyên truyền. Để nâng cao hiệu quả, cần trao cho các trung tâm tiết TKNL nhiều thẩm quyền hơn trong việc thực thi luật và áp dụng quy chuẩn.
Hộ gia đình: đối tượng quan trọng
Là thành phần tiêu thụ điện nhiều nhất trong tổng sản lượng điện thương phẩm, điện sinh hoạt đang là mục tiêu quan trọng của Chương trình TKNL. Cuộc vận động phong trào “Hộ gia đình sử dụng TKNL” năm 2011, 2012 đã thu được thành công với hơn 3 triệu hộ gia đình tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tham gia. Năm nay, cuộc vận động đang được nhân rộng tới hàng loạt địa phương với việc triển khai sử dụng thí điểm các dạng năng lượng thay thế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tiếp tục các chương trình quảng bá đèn CFL, thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, các sản phẩm TKNL. Phát triển, nhân rộng các mô hình trình diễn hộ gia đình sử dụng các dạng năng lượng tái tạo (điện mặt trời, khí sinh học …) tại chỗ. Tổ chức phổ biến và thực hiện các giải pháp sử dụng thiết bị gia dụng hiệu suất cao trong mỗi hộ gia đình.
Đặc biệt, Văn phòng TKNL đã phối hợp tổ chức thành công sự kiện Giờ trái đất năm 2011, 2012 và 2013. Ngoài các Video Clip cổ động tuyên truyền cho các hoạt động TKĐ được phát sóng trên VTV1, năm 2012 chương trình truyền thông TKNL đã thực hiện khá hiệu quả tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Các chương trình truyền thông phát sóng trên VOV, truyền hình giải trí TKNL trên 1 số đài truyền hình đã mang lại những thông tin sâu, bổ ích cho cộng đồng.
Chương trình sử dụng NLTK&HQ còn đặt ra mục tiêu đưa công tác tuyên truyền TKNL vào hệ thống giáo dục quốc gia. Tổ chức các cuộc thi về TKNL cho sinh viên các trường đại học nhằm nâng cao ý thức TKNL trong giới sinh viên.
Kỳ 1: Tăng cường quản lý nhà nước