Từ S385 đến EVN-Net
Thứ hai, 26/9/2011 | 14:00 GMT+7
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Nhân dịp Kỷ niệm 30 năm Thành lập Trung tâm Máy tính trực thuộc Công ty Điện lực 1 (1981-2011)- tiền thân của Trung tâm Công nghệ Thông tin (EVN.IT) ngày nay, Ban Biên tập Trang tin Ngành Điện ICON xin gửi đến bạn đọc bài viết của đồng chí Nguyễn Kim Xuyên, nguyên Giám đốc EVN.IT. Bài viết được trích trong cuốn hồi ký của đồng chí, được viết năm 2001.<br />
<br />
</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
</span><span style="font-size: small;">Trời tối đã lâu, sau buổi tin thời sự trên truyền hình, tôi một mình lặng lẽ  lên gác xép, thò tay bật nút điện rồi mở máy tính. Màn hình sáng và dần dần hiện lên các dòng chữ với các biểu tượng quen thuộc. Với "con chuột" trong tay dò tìm và rồi sau tiếng tít thân quen của mô-đem, một màn hình mầu sắc sặc sỡ hiện ra với biểu tượng của ngành điện lực trên góc trái. Những con số, những thông tin nhanh rải rác trên phông hình  bé nhỏ. Mọi thông tin, dữ liệu về tình hình sản xuất trong ngày của ngành điện đã rõ ràng trước mắt. Nào là mức nước hồ Hoà Bình đang dần hạ, nào là lượng nước về chưa đáng là bao, nào là sản lượng điện trên toàn quốc ngày hôm nay sao lên vọt, à vì thời tiết quá nóng, những 37-38oC trên mọi miền... Vâng, đấy là tất cả những cái gì mà chỉ cách đây mới chục năm thôi, chưa có ai dám nghĩ tới, tưởng tượng tới. Đó là kết quả của các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ thông tin, về viễn thông. Đó là kết quả của mở cửa, của hội nhập, của đón đầu và cũng phải kể đó là kết quả của các bộ óc, của các trái tim, kể cả của các giọt mồ hôi của bao các kỹ sư, kỹ thuật trẻ - già đầy tâm huyết. Vâng, để có được các kết quả đó, không thể nói chỉ cần có tiền, có của, cứ mua về là được, mà thực tế đã phải trải qua một chặng đường không ngắn, dấm dẳn cũng đã phải khoảng hơn  hai chục năm có lẻ.....</span></p>
<p style="text-align: justify;"> </p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;"><img src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/9/MT2s.jpg" style="width: 387px; height: 457px;" alt="" /><br />
</span></span><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;">Nguyên Bộ trưởng Bộ Điện lực - Vũ Ngọc Hải (người đứng giữa) đến thăm Trung tâm Máy tính. Đồng chí Nguyễn Kim Xuyên là người đeo kính đứng bên cạnh Bộ trưởng. Ảnh tư liệu</span></span></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Để nhớ lại những ngày đầu đưa cái công nghệ mới mẻ này vào ngành điện , ta cũng cần biết bối cảnh về máy tính trong xã hội nước ta ngày ấy.</span> </p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Tất nhiên, ngày ấy, đất nước ta chưa được thống nhất, vẫn còn cảnh chia cắt làm hai miền. Tại miền Nam , như được biết, công ty máy tính IBM đã xâm nhập vào miền Nam để phục vụ cho quân sự và cho công ty điện lực miền Nam CDV với các dàn máy IBM vào quãng 1965-1970. Còn ở miền Bắc, cũng khoảng năm 1965-1970, UBKHNN được nhận một máy tính cũ  MINSK-22 đặt tại 39 Trần Hưng Đạo Hà nội. Còn nhớ, anh em kỹ sư hồi đó để được "tham quan máy tính", phải lập danh sách , xin đăng ký ngày giờ, và còn phải khai mỗi người một bản lý lịch (mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn không biết khai lý lịch để làm gì ?). Máy tính chạy theo băng đục lỗ bằng ngôn ngữ Algol và hình như kết quả in ra chỉ là những con số mà không có chữ!, tuy nhiên được biết chiếc máy này cũng đã giúp được nhiều việc cho UBKHNN và quốc phòng. Thế rồi , suốt từ lúc khởi đầu ấy cho đến tận 1985 (sau giải phóng) miền Bắc có được thêm chiếc máy tính ODRA (do Ba lan chế tạo) được gọi là máy tính cỡ lớn, chạy bằng bìa đục lỗ với nhiều ngôn ngữ (Algol, Fortran, Cobol...) . </span><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Đồng thời trong giai đoạn này, Tổng cục Thống kê có nhập về một loạt máy cơ điện Soemtron 385 phục vụ cho công tác thống kê và có giớí thiệu cho Công ty Điện lực miền Bắc  khai thác để phục vụ ngành điện.</span><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Soemtron S-385 là một loại máy cơ điện nhưng đã phát triển, có nghĩa là đã có thể lập trình được, nhưng không phải với ngôn ngữ vạn năng, mà là bằng ngôn ngữ riêng của máy.  Để lập được trình cho máy này, cần phải đấu nối hàng loạt các diôt trên một bản mạch in, và để thực hiện được việc lập trình, cần phải đào tạo mất "BA"(!) năm trong một trường gọi là "Trường trung cấp kỹ thuật máy tính " thuộc Tổng cục Thống kê hồi bấy giờ.</span><span style="font-size: small;"><br />
<br />
Đầu năm 1975, Phòng Tiến bộ kỹ thuật Cty Điện lực miền Bắc được nhận hai máy S-385 với 7-8 anh chị em vận hành trong đó có 2-3 kỹ sư. Tính năng của loại máy này tất nhiên là bị hạn chế, tuy nhiên với tính năng đó, thấy cũng có thể khai thác để sử dụng làm được hoá dơn tiền điện. Công việc làm hoá đơn tiền điện  là một công việc cồng kềnh, tốn nhiều công sức và đòi hỏi nhiều người làm, vì ngoài công đoạn đi ghi chỉ số của các công tơ về, người làm hoá đơn hàng tháng lại phải chép lại tên và địa chỉ của hàng vạn khách hàng, sau đó tìm ghi lại chỉ số công tơ tháng trước và tháng này,phải trừ chỉ số tháng này với chỉ số tháng trước, nhân với hệ số đồng hồ , rồi nhân lên với giá điện đơn vị, và rồi lại viết thành hoá đơn, và chép thành một bản kê để đi thu tiền.  Công việc cứ thế lập đi lập lại tháng này qua tháng khác, do đó mà ghi chỉ số công tơ tháng này, nhưng phải một  tháng sau mới có hoá đơn đến tay người trả tiền  và vì thế mà tiền nợ động tồn rất lâu, hàng 3-4 tháng , có khi đến hàng 6 tháng.</span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="font-size: small;"><br />
<br />
<img width="450" height="207" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/9/MT3s.jpg" alt="" /><span style="color: rgb(51, 51, 153);"><span style="font-size: x-small;"><br />
Hóa đơn tiền điện do Trung tâm Máy tính in năm 1984. Ảnh tư liệu</span></span><br />
</span></p>
<p style="text-align: center;"> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;">Với hệ máy tính cơ điện S-385, những công việc lập đi lập lại ấy , và các công đoạn cộng trừ, nhân chia đều do máy làm được nên giảm được công sức khá nhiều và tăng khá nhanh tốc độ sản xuất ra hoá đơn hàng tháng. Tuy nhiên một tiến bộ kỹ thuật nhỏ nhoi ấy không phải đã được hoan ngênh đón chào, tiếp thu, mà ngược lại còn bị nhiều lời chê bai, dè bỉu và gây khó dễ. Chẳng qua đó cũng là vì công nghệ mới này đã đụng chạm đến một quá trình đã được kéo dài đến hàng chục năm qua, một quán tính quá lớn. Nhưng rồi với sự nhẫn nại, kiên trì của người làm máy tính, và cũng còn phải kể đến  những sự ủng hộ, khuyến khích của  một hai nhà lãnh đạo Công ty và Sở Điện lực lúc bấy giờ, nên  mọi khó khăn cũng vượt qua được hết  và lần lượt toàn bộ hàng chục vạn hoá đơn khách hàng đã được làm qua máy tính và đã đặt nền móng cho việc máy tính hoá tiếp tục về sau này.<br />
<br />
 Do khai thác được tính năng của máy S-385, nên với số lượng 2 máy được cung cấp, không đáp ứng kịp yêu cầu, Trạm máy tính phải xin mua lại các máy S-385 của các đơn vị khác không khai thác được (như của các chi cục thống kê, khu Gang thép Thái nguyên...) và nâng số lượng máy lên tới 8 chiếc, trở thành nơi sử dụng mạnh nhất, hiệu quả nhất các máy S-385 nhập về.  <br />
<br />
Để đảm bảo được chất lượng của các hoá đơn tiền điện với số lượng lớn , mà máy móc lại hay trục trặc, số liệu trên sổ lại không rõ ràng,  các anh chị em  làm máy tính  đúng là đã phải " vật lộn " với phòng máy, với sổ sách, với các con số.... Có người  ở luôn phòng máy tới 2-3 ngày liền không về nhà, có người đựợc về nhà nhưng lại phải đem theo các hoá đơn in rồi về để kiểm tra đúng sai để còn sửa lại... Cứ thế và cứ thế, dần dần tất cả các hoá đơn " tư gia " (của các hộ dùng điện) đã được xử lý trên máy, công việc ổn định dần.<br />
<br />
Đến lúc này, Phòng máy tính lại bắt đầu nghĩ đến xử lý các  hoá đơn " cơ quan " (của các khách hàng dùng điện là các cơ quan, xí nghiệp) . Khi đặt ra vẫn đề này, các cán bộ Phòng Kinh doanh của Sở Điện lực Hà nội (hiện nay là TCty Điện lực Hà Nội) không tin là máy có thể xử lý được , vì hoá đơn loại này phức tạp hơn nhiều : một tên khách hàng, nhưng lại có nhiều đồng hồ, nhiều loại giá khác nhau, lại thêm tính tiền phạt khi có vi phạm..., tất cả lại không theo quy luật cố định nào cả. Nhưng với lòng say mê áp dụng kỹ thuật mới, tìm tòi mọi thủ thuật để khai thác hết tính năng của máy móc, với sự nhiệt tình ủng hộ của các cán bộ Phòng kinh doanh của Điện lực Hà nội như chị Thi (đã mất) , chị Hương, chị Nhâm.. ..  và nhất là Chị Thuỷ, Phó Giám đốc, tất cả đã vượt qua mọi cản trở và đưa được hệ thống hoá đơn " cơ quan " vào xử lý tốt đẹp.<br />
<br />
Sau khi đã thuyết phục được Sở Hà nội, anh chị em máy tính  lại nghĩ tới Điện lực Hải Phòng.  "Boong ke" này  khó hơn và phức tạp hơn. Thứ nhất là về cự ly. Thứ hai là tại Hải phòng có một "nhân vật" rất "khó chơi", chấp nhận chạy hoá đơn trên máy tính vì theo lệnh giám đốc ( lúc đó là ông Tín ) , nhưng tạo ra khá nhiều khó khăn và yêu cầu hầu như không thể khắc phục được. Để cố gắng thuyết phục được "boong ke" này,  trạm máy tính ở Hà nội, hàng tuần 2-3 lần phải cử người  đi xe hàng mang hoá đơn xuống và nhận sổ ghi chữ về để làm hoá đơn, sau này lại hợp đồng với một nhân viên của Sở Hải phòng, hàng tuần đi xe máy mang sổ lên và trở hoá đơn về, bất kể  trời mưa đông gió lạnh! <br />
<br />
Sau hoá đơn , máy tính sẽ làm gì tiếp đây để đi sâu vào quản lý của ngành điện ? Liệu có công việc gì  cứ phải lập đi lập lại tháng này qua tháng khác ?  À, tính lương !  Đúng, công việc lập bảng lĩnh lương của Phòng tài vụ Công ty là một công việc có tính chất ấy ! Hàng tháng , nhân viên Tài vụ phải ngồi chép lại danh sách cán bộ nhân viên viên lĩnh lương của hàng chục phòng ban,  rồi ghi ngày công , ngày ốm , ngày phép rồi bấm máy tính ra tiền lương, tiền bảo hiểm, trừ tiền tạm ứng ... mất khá nhiều công sức và thời gian. các nội dung sao chép, tính toán này  là quá ư đơn giản đối với máy tính, dù mới chỉ là máy cơ điện ! Danh sách cán bộ, nhân viên được ghi lại sẵn trong bộ nhớ, công thức tính toán thì không đổi, thời gian xử lý so với thủ công phải nhanh hơn chục lần , thế nhưng không phải là đã được  hoan nghênh, ủng hộ ngay, mà cũng phải qua hàng vài tháng thuyết phục, xun xoe, chiều chuộng nhân viên tài vụ  mới được nhận danh sách bảng lương , số liệu về để xử lý!<br />
<br />
Vì là một ngành sản xuất đặc biệt : ngành điện, loại hàng không có tồn kho, cung cầu lại không cân xứng, nên ở cơ quan đầu não của ngành điện lúc ấy ( quản lý về điện của cả một nửa đất nước ) hàng ngày phải có buổi họp giao ban vào đầu buổi sáng . Trong buổi họp này, bộ phận điều độ đọc báo cáo về các số liệu sản xuất , vận hành trong ngày hôm trước của hơn chục nhà máy phát và của vài chục sở điện lực và các trạm biến áp lớn cho hàng chục các trưởng phó phòng của hàng chục phòng liên quan tham dự để ghi chép lại . Chuyện này cứ thế đã diễn ra đều đều hết năm này qua năm khác!  Trạm máy tính lại tìm thấy thêm một nội dung có thể tham gia để phục vụ cho ngành được. Thế là lại lập trình, chuẩn bị điều kiện và nhất là lại " xun xoe, chiều chuộng " các anh điều độ để được nhận số liệu về xử lý !  và thế rồi, hàng ngày, trước giờ làm việc thông thường nửa tiếng, anh chị em máy tính đi làm sớm, lại lên Phòng điều độ nhận sổ ghi số liệu đem về sử lý  và đem nộp tại  phòng họp giao ban . Và cũng không quên hàng năm, xuân thu nhị kỳ, ngày lễ , ngày tết, lại có chút quà lên  thăm hỏi và cám ơn các anh điều độ  vì đã được "cho" số liệu để xử lý!!! Thế mà rồi cái nội dung công việc hết sức đơn giản nhưng có hiệu quả ấy đã tồn tại hơn hai chục năm cho tới tận ngày hôm nay , tất nhiên là phương tiện và công nghệ xử lý đã hiện đại hơn nhiều!<br />
<br />
Tiếp tục phát huy khả năng của máy tính , tuy vẫn còn ở dạng sơ cấp ( chưa được như vi tính thời sơ khởi  Apple, PC 286 , PC 386… ) Trung tâm máy tính vẫn hăng hái mở rộng phạm vi áp dụng.  Đó là ứng dụng các máy tính sơ cấp ấy vào công tác tuyển sinh cho Bộ Đại học lúc bấy giờ. Ngoài thời gian tính hóa đơn tiền điện cho 2 Sở Điện lực Hà Nội và Hải Phòng, anh em còn tranh thủ ngày đêm phục vụ công tác tuyển sinh vào mùa thi đại học.  Cũng trong giai đoạn này,  Trung tâm đã áp dụng tiếp công nghệ sẵn có của ngành Bưu điện để thực hiện việc liên lạc từ xa với Trung tâm trong Miền Nam qua máy Telex, đây cũng là tiền đề cho việc nối mạng sau này giữa các Trung tâm máy tính.  Hàng ngày qua máy Telex các dữ liệu sản xuất điện của miền Nam, mọi tình hình sản xuất và truyền tải điện   đều được chuyển ra Trung tâm Miền Bắc để báo cáo lên Tổng công ty. Trên cơ sở này, Trung tâm Máy tính đã là nơi đầu tiên trên toàn quốc triển khai tự chế tạo thiết bị truyền số liệu (một dạng của mô đem sau này), và đã áp dụng để truyền các dữ liệu sản xuất điện trong tình trạng thời gian thực giữa các nhà máy điện với Tổng công ty Điện lực.<br />
<br />
Kỹ thuật này đã lại được áp dụng ngay trong giai đoạn xây dựng đường dây 500 kV Bắc Nam. Hàng ngày qua hệ thống này, bộ phận chỉ đạo nằm ở Tổng Công ty nắm được sát sao tình hình xây dựng đường dây  của 5 đoạn trên toàn tuyến  với các dữ liệu số hố móng  được đào, số cột được dựng, số km đường dây được kéo…  và đồng thời cũng qua hệ thống này đã truyền tức thời mọi chỉ thị  của Ban Chỉ đạo đến các đơn vị xây lắp trên toàn tuyến.<br />
<br />
Ở cái tuổi hai mươi của Trung tâm máy tính (1981-2001) , nhắc lại đôi chút các kỷ niệm xa xưa để biết rằng các thành quả của cậu thanh niên 20 tuổi này ngày hôm nay không phải được nẩy mầm và chăm bón trong một môi trường tươi tốt suôn sẻ, mà là đã phải thai ngén, tự vươn sống và tồn tại trong những điều kiện, nhận thức khá khó khăn, phức tạp của nhiều năm trước đó!<br />
</span></p>
Nguyễn Kim Xuyên