Tự hào hai tiếng Thác Bà
Thứ sáu, 7/10/2011 | 14:23 GMT+7
<p style="text-align: justify;">Có lẽ ở Việt Nam, hiếm có công trình giành được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, của Đảng và Chính phủ ta như công trình Thủy điện Thác Bà. Phòng truyền thống của Công ty còn trân trọng lưu giữ hình ảnh Bác Hồ thăm hỏi, động viên đội ngũ chuyên gia Liên Xô, những người đã đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng nhà máy.</p>
<p><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;">Toàn cảnh khu vực hạ lưu của Nhà máy thủy điện Thác Bà.</span></span></p>
<p> </p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Nếu chỉ dùng một câu để nói về Nhà máy Thủy điện Thác Bà thì chắc chắn câu nói ấy phải là “Tự hào lắm!”. Chúng tôi đã cảm nhận được điều ấy khi đến thăm Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà giữa lúc cán bộ, công nhân viên (CB, CNV) nơi đây đang ra sức chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 40 năm ngày Nhà máy đi vào hoạt động, hòa vào lưới điện quốc gia và đón nhận phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước trao tặng: Huân chương Độc lập hạng Ba cho tập thể CB,CNV Công ty cổ phần Thuỷ điện Thác Bà và Huân chương Lao động hạng Ba cho đồng chí Đại Ngọc Giang chủ tịch HĐQT Công ty.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Vẫn dòng nước trong xanh tuôn chảy, 40 năm dòng điện vẫn liên tục được sản xuất với sản lượng trên 15 tỷ KWh nhưng sự chuyển biến về chất là rất đáng kể ở Nhà máy, ở Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Công ty cổ phần Thủy điện Thác Bà Nguyễn Quang Thắng rất tự hào với truyền thống vẻ vang 40 năm Nhà máy, từ chuyện nỗ lực làm việc của đội ngũ chuyên gia Liên Xô và cán bộ công nhân Việt Nam trong quá trình khảo sát, xây dựng nhà máy đến việc tự vệ nhà máy chắc tay súng đánh trả nhiều đợt oanh tạc của máy bay Mỹ phá hoại, chuyện cổ phần hóa doanh nghiệp, chuyện chăm lo đến điều kiện làm việc và đời sống người lao động…</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Anh đặc biệt nhấn mạnh đến sự đổi thay của Công ty trong thời gian gần đây như việc đầu tư phục hồi, nâng cấp trong thời gian vừa qua để biến một nhà máy già nua, cũ kỹ, không đồng bộ thành một trong những nhà máy hiện đại ở Việt Nam hiện nay... Những thành tích ấy là rất đáng tự hào, nó thể hiện sự lớn mạnh của công ty, sự trưởng thành của bàn tay và khối óc người thợ thủy điện Thác Bà trong quá trình hội nhập và phát triển.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
</span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><img width="450" height="312" alt="" src="/UserFile/Files/ICON2021/CMSUpload/2011/10/1972- TT PhamVanDong tham CBCN NMTDTBa.jpg" /><br />
</span></span></p>
<p style="text-align: center;"><span style="color: rgb(0, 0, 128);"><span style="font-size: x-small;"><br />
Năm 1972 Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tới thăm động viên cán bộ, công nhân nhà máy.</span></span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ở thị trấn Thác Bà có một câu lạc bộ hưu trí sinh hoạt rất đều đặn đó là Câu lạc bộ hưu trí Thủy điện Thác Bà. Những ngày này, hơn 100 cụ ông, cụ bà tuổi đã bảy, tám mươi thường xuyên ôn lại truyền thống anh hùng của Nhà máy - đứa con đầu lòng của ngành Thủy điện miền Bắc, XHCN Việt Nam.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Nguyễn Văn Đạo - thành viên câu lạc bộ cho biết: “Có lẽ ở Việt Nam rất ít công trình giành được sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ, của Đảng và Chính phủ ta như công trình Thủy điện Thác Bà. Phòng truyền thống của Công ty còn trân trọng lưu giữ hình ảnh Bác Hồ thăm hỏi, động viên đội ngũ chuyên gia Liên Xô, những người đã đóng góp trí tuệ và công sức xây dựng nhà máy. Hình ảnh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ qua các thời kỳ đã đến kiểm tra chất lượng và tiến độ thi công công trình và thăm Nhà máy khi nó đã đi vào sản xuất, đó là các đồng chí Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Tổng bí thư Lê Duẩn, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…”.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Cái đáng quý nhất là các thế hệ CB.CNV Nhà máy đã đáp lại lòng tin yêu của Bác Hồ, của Đảng và Nhà nước bằng sự nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Ông Lê Công Cước - người kỹ sư thủy điện về xây dựng nhà máy cùng với chuyên gia Liên Xô từ năm 1961 đưa ra một loạt các thống kê: “Hàng trăm cán bộ, công nhân của Thủy điện Thác Bà đã trưởng thành, trở thành cán bộ nòng cốt cho ngành thủy điện Việt Nam, trong đó có các anh: Vũ Đức Quỳnh - Giám đốc Thủy điện Hòa Bình, anh Phạm Công Lạc - Giám đốc Thủy điện Trị An, từ người công nhân, anh Thành đã rèn luyện, học tập rồi được đảm nhiệm chức vụ  Giám đốc Thủy điện Hòa Bình, anh Phạm Thượng Võ làm giám đốc Thủy điện Thác Mơ (Bình Phước)…”, rồi ông Cước khẳng định: “Thác Bà chính là cái nôi đào tạo cán bộ cho ngành thủy điện Việt Nam!”.<br />
<br />
Trong các cuộc trò chuyện với đội ngũ cán bộ, kỹ sư và công nhân trẻ đang làm việc tại Công ty Thủy điện Thác Bà, chúng tôi nhận thấy rất nhiều người trong số họ là thế hệ thứ hai, thứ ba được làm việc trong nhà máy này. Họ không chỉ tự hào bởi được làm việc trong một môi trường tốt mà họ còn nhận thức rõ trách nhiệm của mình phải đoàn kết, nhất trí và lao động, sáng tạo không ngừng để đưa nhà máy, đưa công ty đi lên xứng đáng với truyền thống vẻ vang 40 năm.</span></p>
<p style="text-align: justify;"><span style="font-size: small;"><br />
Biết bao câu chuyện đáng tự hào mà các thế hệ cán bộ Thủy điện Thác Bà hôm nay như anh Phúc, anh Thụ, anh Linh, và cả thế hệ trước như cụ Lộc, cụ Mai… đã kể mà chúng tôi không thể ghi hết trong một bài viết nhỏ.<br />
</span></p>
Theo: Báo ĐT Yên Bái